logo

Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn là đủ?

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 10-02-2021 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 882 Lượt xem

Vốn được coi là tiền đề để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Vậy thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn? Có quy định nào về vốn khi thành lập danh nghiệp tư nhân không? Xem ngay bài viết sau của Luật Hùng Sơn để được tư vấn giải đáp cụ thể nhất.

Quảng cáo

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Theo như Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp được thành lập bởi một cá nhân làm chủ sở hữu và tự chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân được coi là một trong những loại hình doanh nghiệp được quy định khá đơn giản trong hệ thống pháp luật. Mặc dù vậy, khi đi vào hoạt động, các vấn đề pháp lý liên quan  đến doanh nghiệp vẫn phải tìm hiểu kỹ càng, tránh những rủi ro không đáng có. Đặc biệt là các vấn đề pháp lý về vốn của doanh nghiệp.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

Cũng như việc thành lập các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp tư nhân cũng cần đáp ứng những điều kiện chung và riêng. Cụ thể:

  • Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn đối với doanh nghiệp khác trên phạm vi toàn quốc.
  • Trụ sở chính của doanh nghiệp là nơi để liên lạc và giao dịch của doanh nghiệp; và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Ngành nghề kinh doanh phải thuộc trong hệ thống ngành, nghề kinh tế quốc dân hoặc theo luật chuyên ngành, không bị cấm đầu tư và kinh doanh.
  • Vốn đầu tư của chủ sở hữu phải bảo đảm vốn pháp định của ngành, nghề kinh doanh (nếu nghành, nghề yêu cầu)

Các loại vốn doanh nghiệp tư nhân cần có khi thành lập

Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn? Có những loại vốn cơ bản nào? Cụ thể xem nội dung dưới đây.

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ có nghĩa là số vốn được chủ sở hữu doanh nghiệp góp hay cam kết góp vào doanh nghiệp tư nhân theo một thời hạn nhất định và phải được ghi nhận trong Điều lệ doanh nghiệp.

Khoản vốn điều lệ này của doanh nghiệp tư nhân sẽ do chủ sở hữu tự mình kê khai và phải chịu trách nhiệm, phần vốn này hoàn toàn không chịu sự ràng buộc bởi các quy định của pháp luật, loại trừ một số ngành, nghề kinh doanh nhất định.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền lựa chọn vốn điều lệ phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, mức vốn điều lệ mà chủ doanh nghiệp đưa ra cũng phải cân nhắc thật kỹ sao cho hợp lí nhằm tránh gặp phải rắc rối về sau này.

Vốn pháp định

Vốn pháp định công ty được hiểu là mức vốn tối thiểu của doanh nghiệp phải có đủ theo như quy định của pháp luật đối với những ngành kinh doanh có điều kiện đáp ứng về vốn để thành lập công ty.

Nghĩa là khi doanh nghiệp đăng ký hoạt động một số lĩnh vực ngành nghề mà thuộc trong danh sách ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định thì theo quy định của pháp luật cần phải có đủ số vốn theo quy định đối với từng ngành nghề kinh doanh đó thì doanh nghiệp mới đảm bảo có đủ điều kiện hoạt động.

Tuỳ thuộc vào từng loại hình kinh doanh có điều kiện hoặc không điều kiện mà có mức vốn khác nhau. Đây là mức vốn bắt buộc phải có để đảm bảo đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện.

Ví dụ: Kinh doanh bất động sản phải có đủ vốn 20 tỷ thì mới đăng ký được. Vốn điều lệ thấp hơn số này thì sẽ không hoạt động được.

Ngành nghề kinh doanh có 2 loại, đó là:

  • Loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Loại ngành nghề kinh doanh không có điều kiện (ngành nghề cơ bản). Trong đó, ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm 2 nhóm:
    • Ngành nghề yêu cầu điều kiện về vốn pháp định.
    • Ngành nghề yêu cầu điều kiện về chứng chỉ hành nghề.

Để có thể đăng ký được ngành nghề có điều kiện mà yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải đăng ký tối thiểu số vốn bằng số vốn pháp định.

Ví dụ: Một số ngành kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định như là: Cung ứng lao động (tối thiều 2 tỷ đối với cung ứng lao động trong nước, tối thiểu 5 tỷ đối với cung ứng lao động nước ngoài), ….. Ngoài ra, còn một số ngành, nghề khác trong danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Vốn ký quỹ

Vốn ký quỹ được hiểu là số vốn mà doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký để làm thủ tục thành lập đối với một số trường hợp bắt buộc mà pháp luật đã quy định.

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký một tài khoản ký quỹ tại ngân hàng đã mở tài khoản và phải đảm bảo có một khoản tiền thực tế có trong hệ thống ngân hàng để đảm bảo rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp.

Hiện nay, hầu hết các ngành nghề thuộc hệ thống ngành của Việt Nam khi đăng ký thành lập đều không yêu cầu chứng minh vốn (Loại trừ một số ngành, nghề yêu cầu cần phải có vốn pháp định và yêu cầu vốn ký quỹ).

Ký quỹ được coi là một trong các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự:

Ký quỹ được hiểu là việc bên có nghĩa vụ tiến hành gửi một khoản tiền hoặc các loại như: kim khí quý, đá quý hay giấy tờ có giá đến tài khoản phong tỏa mở tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ.

Quảng cáo

Nếu trường hợp bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền, lợi ích được ngân hàng nơi ký quỹ dùng số tiền này để thanh toán và bồi thường thiệt hại gây ra bởi bên có nghĩa vụ, sau khi đã trừ những chi phí dịch vụ ngân hàng.

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để một số ngành nghề đủ điều kiện để hoạt động thì cần phải có giấy phép con. Trong đó, ký quỹ là một trong những điều kiện tiên quyết và quan trọng.

Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải ký quỹ là một trong số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ thời điểm có đủ điều kiện theo đúng quy định pháp luật đồng thời đảm bảo đáp ứng những điều kiện đó suốt quá trình hoạt động.

Vốn từ nhà đầu tư

Đây gọi là chính mức vốn do nhà đầu tư là người nước ngoài đầu tư để thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật khi thực hiện dự án đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Thực tế, Pháp luật hiện hành không cấm nhưng cũng chưa có hướng dẫn cụ thể nào để chi tiết về việc nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam.

Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn?

Theo những phân tích ở trên và theo quy định của pháp luật, hiện nay chưa có quy định nào cụ thể nói về số vốn cần khi thành lập doanh nghiệp tư nhân. Việc đăng ký vốn sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính của chủ doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp tư nhân và đảm bảo:

  • Mức vốn theo quy định cụ thể đối với việc kinh doanh những ngành nghề có điều kiện.
  • Mức vốn này chủ sở hữu đưa ra phải hợp lý, phù hợp với thực tế để tránh rủi ro tài chính có thể gặp phải trong quá trình.

Nếu doanh nghiệp chỉ đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường và không có yêu cầu mức vốn pháp định, thì doanh nghiệp tự cân đối sao cho phù hợp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Từ việc không có quy định cụ thể nên trong thực tế có khác nhiều đơn vị doanh nghiệp đã đăng ký vốn điều lệ công ty rất thấp, chỉ khoảng là 1 triệu đồng, 5 triệu đồng…, điều này về mặt pháp luật là hoàn toàn không cấm. Tuy nhiên việc đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp dẫn đến việc khi hợp tác và làm việc với đối tác, những cơ quan ngân hàng hay thuế thì việc tạo niềm tin của doanh nghiệp, giao dịch cũng gặp nhiều hạn chế giao dịch tạo thành một trở ngại lớn cho chính doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề kinh doanh mà yêu cầu mức vốn pháp định khi hoạt động thì vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty phải bằng với mức vồn pháp định đã quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, vốn pháp định được quy định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể chứ không phải áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp.

Chính vì vậy, câu trả lời thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn là bạn nên đăng ký mức vốn tương đối và hợp lý để thuận tiện hoạt động và kinh doanh.

Những lưu ý khi đăng ký vốn để thành lập doanh nghiệp tư nhân

Mức vốn mà chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân đưa ra phải phù hợp và không nên vượt quá thực tế để tránh được những rắc rối có thể gặp phải sau này.

Mức vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân là do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải có trách nhiệm đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó phải nêu rõ số vốn góp bằng Đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các tài sản khác; đối với vốn góp bằng tài sản khác thì phải ghi rõ số lượng, loại tài sản và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản đăng ký.

Tất cả vốn và tài sản bao gồm cả vốn vay và tài sản thuê dùng để sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp phải được ghi chép và thể hiện đầy đủ vào sổ kế toán cũng như báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền tăng hay giảm vốn đầu tư của mình để phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư này của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ, đúng quy định vào sổ kế toán. Đối với giảm vốn đầu tư xuống thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh, sau đó mới được giảm vốn.

Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định tất cả những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không bị chi phối bởi người khác. Bên cạnh đó, việc sử dụng lợi nhuận doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế và tiến hành thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác phải theo quy định của pháp luật.

Để quản lý doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có quyền trực tiếp hay thuê người khác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh. Nếu thuê người khác về làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động kinh doanh và lãi lỗ của doanh nghiệp.

Việc đăng ký vốn góp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc đóng lệ phí môn bài sau khi đăng ký thành lập thành lập doanh nghiệp nên các doanh nghiệp tư nhân cần phải lưu ý tuyệt đối vấn đề này để tránh bị phạt.

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chi tiết là doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp thành lập bởi một cá nhân làm chủ và phải tự chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Bạn cần lưu ý là khi lập doanh nghiệp tư nhân thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với doanh nghiệp. Trong trường hợp khi doanh nghiệp có xảy ra sự cố, rủi ro thì chủ doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với những khoản nợ và nghĩa vụ tài chính phát sinh khác của công ty với tất cả tài sản của mình.

Doanh nghiệp tư nhân không giống như những loại hình doanh nghiệp khác. Mặc dù có những tài sản không đóng góp vào doanh nghiệp nhưng nếu có phát sinh các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính thì chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình. Điều này gây nên nhiều rủi ro cho tài sản của người đầu tư. Đặc biệt đối với các cá nhân lần đầu khởi nghiệp và còn thiếu nhiều kinh nghiệm.

Hi vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn đã cân nhắc được một số vốn hợp lý để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Việc thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành nghề kinh doanh, tài chính cũng như chiến lược của chủ doanh nghiệp. Trong trường hợp chưa rõ hoặc yêu cầu dịch vụ thành lập doanh nghiệp liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

  • CÔNG TY LUẬT TNHH HÙNG SƠN VÀ CỘNG SỰ
  • VP Hà Nội: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • VP HCM: Tầng 4, 26 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
  • Website: luathungson.vn – luathungson.com
  • Email: info@luathungson.com
  • Hotline: 0964509555
Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top