Sản phẩm nông sản địa phương đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của nước ta hiện nay. Giá trị nông sản hiện nay vẫn còn chưa được đánh giá cao về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và số lượng. Hiện tượng gắn mác những sản phẩm địa phương còn tràn lan rất nhiều trên thị trường làm cho người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đúng sản phẩm nông sản đó làm thiệt hại đến cả sức khỏe cũng như uy tín của nơi có chứa nông sản. Chính vì vậy việc đăng ký nhãn hiệu nông sản Việt là rất cần thiết và quan trọng.
Vì sao đăng ký nhãn hiệu nông sản cần chưa được quan tâm?
Việt Nam là một nước nông nghiệp các mặt hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, giá trị mà những sản phẩm này mang lại lại chưa thực sự có hiệu quả. Một số mặt hàng đã được đăng kí nhãn hiệu như: Cà phê Trung Nguyên, Chè Mộc Châu, Tỏi Lý Sơn,… dưới nhiều hình thức bảo hộ như nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý. Nhưng một thực tế cần khẳng định rằng số lượng những sản phẩm đã và đang được bảo hộ mới là phần ít trong các mặt hàng nông sản tại Việt Nam.
Hơn nữa, những nông dân làm những mặt hàng nông sản này thường là những người nông dân họ ít có sự hiểu biết về kiến thức sở hữu trí tuệ và những lợi ích từ quyền sở hữu trí tuệ mang lại vì vậy hình thức khai thác các mặt hàng nông sản chủ yếu theo hình thức nhỏ lẻ, manh mún, những mặt hàng xuất khẩu thường được xuất khẩu dưới dạng thô vì thế giá trị lợi ích mang lại không cao vì sản phẩm không có thương hiệu.
Tầm quan trọng khi đăng kí nhãn hiệu nông sản Việt cho các sản phẩm địa phương?
Khi đăng kí nhãn hiệu nông sản cho các sản phẩm tại địa phương sẽ giúp khẳng định tên tuổi cho các vùng địa lý được bảo hộ nhãn hiệu, nâng cao chất lượng làm cho nhiều người biết đến cả trong nước và nước ngoài. Hơn nữa, bảo hộ nhãn hiệu cho các nông sản địa phương sẽ góp phần tạo điều kiện giúp cho các mặt hàng nông sản được xuất khẩu ra thế giới nhờ có được các minh chứng về tên tuổi, nguồn gốc xuất xứ.
Các đối tượng đăng kí bảo hộ: Nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết…
Người nộp đơn cần chuẩn bị tất cả các tài liệu, hồ sơ sau đây theo quy định của Luật SHTT để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp.
+ Giấy ủy quyền đăng ký nhãn hiệu
+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu( Do Luật Hùng Sơn soạn thảo)
+ Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký
+ Danh mục sản phẩm nông sản cần đăng ký nhãn hiệu nêu ở trên
+ Chứng từ nộp lệ phí và lệ phí theo quy định
Quy trình đăng kí nhãn hiệu nông sản Việt tại Luật Hùng Sơn
1. Tư vấn, tra cứu sơ bộ nhãn hiệu, thời gian từ 1-2 ngày kể từ khi nhận được nhãn hiệu.
2. Tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu, thời gian từ 3-4 ngày kể từ khi có kết luận của tra cứu sơ bộ.
3. Đăng kí nhãn hiệu: Hoàn thiện mẫu nhãn, tờ khai, giấy ủy quyền để tiến hành đăng ký. Thời gian theo Luật (12 tháng) nhưng thực tế do CSHTT quá tải hồ sơ tiếp nhận nên thời gian cấp sẽ kéo dài từ 18 tháng – 24 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Hy vọng với thông tin trong bài viết, các bạn đã nắm rõ hơn cách thức đăng ký nhãn hiệu nông sản Việt cho các sản phẩm của mình! Nếu có vấn đề gì băn khoăn hãy liên hệ với công ty Luật Hùng Sơn, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng!
- Dịch Vụ Luật Sư Ly Hôn Nhanh, Trọn Gói 2023 - 23/03/2023
- Mẫu hợp đồng thuê KOLs Mới Nhất 2023 - 06/03/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 23/02/2023