logo

Tư vấn quy trình đăng ký nhãn hiệu liên kết nhanh chóng

Trên thương trường khốc liệt, doanh nghiệp bạn cần làm gì để hạn chế đối thủ đăng ký nhãn hiệu tương tự sản phẩm/ dịch vụ của mình? Khi bạn đã có nhiều hơn một nhãn hiệu, bạn cần tìm đến sự giúp đỡ của Luật sư để đăng ký nhãn hiệu liên kết.

Quảng cáo

Việc tạo ra và đăng ký nhiều nhãn hiệu tương tự nhau cần được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hơn nữa để củng cố vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường liên quan.

lightbulb Nhãn hiệu liên kết là gì?

Căn cứ khoản 19 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu liên kết được hiểu là các nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau do cùng một chủ sở hữu đăng ký, có thể trùng hoặc tương tự.

lightbulb Những nhãn hiệu liên kết điển hình

Một số ví dụ cụ thể về nhãn hiệu liên kết:

Về lương thực – thực phẩm: MILIKET, MILKET, LIKET, KET, MIKET, BILIKET, MILIMEX là nhãn hiệu liên kết thuộc xí nghiệp lương thực, thực phẩm MILIKET, trong đó MILIKET là nhãn hiệu cơ bản.

Về ô tô: Toyota Corolla, Camry, Vios, Toyota Celica, Toyota Avalon là nhãn hiệu liên kết thuộc tập đoàn sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota.

lightbulb Điều kiện đăng ký nhãn hiệu liên kết

Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, nhãn hiệu liên kết của bạn được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ khi đạt những điều kiện sau:

 Nhìn thấy được:

Các dấu hiệu tạo nên nhãn hiệu liên kết phải có khả năng nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, hình vẽ, từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố lại với nhau, được thể hiện bằng màu sắc.

Phân biệt được:

Khi nhìn vào một nhãn hiệu liên kết, bạn có thể nhận biết được sản phẩm/ dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu này với sản phẩm/ dịch vụ của chủ sở hữu khác. Tuy nhiên, khác với những nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu liên kết được bỏ qua tiêu chí cấm trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó.

Quảng cáo

 

 

lightbulb Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên kết

  • 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu;
  • 09 Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;
  • Danh mục hàng hóa/ dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Chứng từ chứng minh đã nộp phí, lệ phí.
  • Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ).

Lưu ý:

Phần mô tả nhãn hiệu cần đăng ký trong tờ khai phải chỉ rõ loại nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu liên kết. Người nộp đơn phải nêu rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu, hàng hoá, dịch vụ theo hướng dẫn sau:

  • Nếu yếu tố liên kết là nhãn hiệu thì người nộp đơn phải chỉ rõ trong số nhãn hiệu đăng ký có nhãn hiệu cơ bản hay không, đó là nhãn hiệu nào. Nếu bất kỳ nhãn hiệu nào trong số nhãn hiệu liên kết đã được đăng ký hoặc có đơn nộp trước đó thì phải cung cấp thông tin về số văn bằng bảo hộ hoặc số đơn nộp trước đó;
  • Nếu yếu tố liên kết là hàng hoá, dịch vụ thì phải chỉ rõ trong số đó có hàng hoá, dịch vụ nào cơ bản hay không, đó là hàng hoá, dịch vụ nào. Nếu bất kì hàng hoá, dịch vụ trong số đó đã được đăng ký trước hoặc đã có đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ thông tin số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;
  • Nếu người nộp đơn không chỉ rõ nhãn hiệu, hàng hoá, dịch vụ cơ bản thì tất cả các nhãn hiệu, hàng hoá, dịch vụ được coi là độc lập với nhau. Việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu không thuộc trường hợp ngoại lệ về cấm trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn nữa. Thay vào đó, việc xem xét bảo hộ cho từng nhãn hiệu, hàng hóa, dịch vụ sẽ phải tuân theo quy định gắt gao về các yếu tố trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn, làm mất đi lợi thế được phép tương tự với sản phẩm đã được bảo hộ.

lightbulb Thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết

Bước 1: 

Thông thường, người nộp đơn phải kiểm tra nhãn hiệu của mình có trùng lặp, tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của các đơn vị đã đăng ký bảo hộ trước đó hay không. Tuy nhiên, với nhãn hiệu liên kết, việc tương tự gây nhầm lẫn được xét ngoại lệ bởi tên nhãn hiệu gần giống nhau thuộc chiến lược phát triển sản phẩm tổng thể của một doanh nghiệp. Việc đặt tên gần giống sẽ giúp người tiêu dùng dễ nhớ đến thương hiệu của họ.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ

Đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua 3 giai đoạn:

  • Thẩm định hình thức đơn đăng ký: 01 tháng.
  • Công bố đơn đăng ký: 02 tháng tính từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ về hình thức.
  • Thẩm định nội dung: 09 tháng tính từ ngày công bố đơn đăng ký.

Sau khi thẩm định xong nội dung với kết quả là nhãn hiệu của người nộp đơn đáp ứng điều kiện đăng ký nhãn hiệu liên kết. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành cấp Văn bằng bảo hộ trong vòng 01 tháng. Hiệu lực của Văn bằng kéo dài trong 10 năm, được gia hạn nhiều lần.

Tạm kết :

Bài viết liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu liên kết của Luật Hùng Sơn đúc kết từ kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, hi vọng mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Vì quy trình xét duyệt nghiêm ngặt, chúng tôi khuyên bạn nên nhận sự tư vấn của các luật sư giỏi, dày dặn kinh nghiệm, hạn chế được những sửa đổi, điều chỉnh hay thậm chí bị trả hồ sơ.

Luật Hùng Sơn nhận tư vấn và thực hiện công việc theo ủy quyền một cách nhanh chóng, hiệu quả. Mọi vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ Luật Hùng Sơn thông qua tổng đài 19006518.

>> Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn