logo

Quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp phá sản được quy định như thế nào?

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 25-05-2020 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 1157 Lượt xem

Doanh nghiệp phá sản chính là một trường hợp mà không bất kì một ai sở hữu phần vốn góp trong doanh nghiệp ấy. Bởi lẽ từ đó các quyền lợi lẽ ra được hưởng từ trước sẽ không còn và thậm chí là phần tài sản đã góp vốn vào doanh nghiệp ấy sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy đối với tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp phá sản sẽ được xử lý như thế nào? Luật Hùng Sơn sẽ hỗ trợ tư vấn đến bạn đọc về vấn đề này thông qua các quy định pháp luật cụ thể sau.

Quảng cáo

1. Quyền được phân chia giá trị quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp phá sản

Bên cạnh các quyền về tài sản khi góp vốn vào doanh nghiệp như là quyền được chia lợi nhuận và cổ tức, quyền được yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp thì cũng tồn tại quyền được phân chia tài sản còn lại khi mà doanh nghiệp phá sản hoặc là giải thể. Đây là một quyền vô cùng quan trọng của thành viên công ty và cả cổ động của công ty khi công ty tiến hành thanh lý tài sản.

Nội dung của quyền được phân chia tài sản còn lại khi công ty phá sản:

– Đây là một loại quyền theo tỷ lệ;

– Căn cứ theo Khoản 4 Điều 50 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định cụ thể về quyền của thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn như sau: Thành viên sẽ được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty ấy phá sản.

– Căn cứ theo Điểm g của Khoản 1 Điều 114 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì quyền của cổ đông công ty khi công ty phá sản là sẽ được nhận một phần tài sản còn lại có sự tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần ở tại công ty.

– Quyền được phân chia tài sản trong công ty khi mà công ty ấy phá sản là một loại quyền tài sản.

Như vậy, khi cá nhân đã góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào trong doanh nghiệp mình tức là tài sản ấy đã trở thành tài sản của doanh nghiệp. Và việc quyền sử dụng đất ấy được xử lý theo quy định về phá sản. Vì là tài sản chung của công ty nên nếu như tài sản là quyền sử dụng đất còn lại sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ cần thiết thì sẽ được chia theo tỷ lệ góp vốn như ban đầu.

Quảng cáo

quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp phá sản

2. Việc xử lý quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp phá sản

Căn cứ theo Luật Kinh doanh bất động sản thì quyền sử dụng đất được thừa nhận là bất động sản. Nên việc xử lý quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp phá sản sẽ được thực hiện đối với quy định về xử lý tài sản là bất động sản khi doanh nghiệp phá sản.

Về thẩm quyền xử lý: Nếu như trường hợp mà bất động sản của doanh nghiệp nằm rải rác ở trong cùng một xã hoặc là nằm rải rác trong cùng một quận/huyện thì thẩm quyền xử lý của Tòa án nhân dân cấp huyện. Trong trường hợp mà tài sản của doanh nghiệp là bất động sản nằm rải rác ở tại nhiều phường, xã, thị trấn, huyện, quận, thành phố thuộc về các tỉnh khác nhau thì thẩm quyền xử lý sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Về hình thức xử lý: Sẽ tiến hành bán đấu giá tài sản theo quy định của Luật Bán đấu giá tài sản. Nếu như tài sản là bất động sản thì việc tổ chức đấu giá tài sản ấy phải niêm yết việc đấu giá tài sản ở tại trụ sở chính của tổ chức mình, ở nơi tổ chức đấu giá ấy và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản ấy đấu giá trong thời gian ít nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành mở cuộc đấu giá.

Những tài liệu quan trọng về hình ảnh hoặc là thông tin niêm yết hay xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc niêm yết việc đấu giá tài sản ấy sẽ phải được lưu giữ ở trong hồ sơ đấu giá theo các quy định tại Điều 35 của Luật Đấu giá tài sản năm 2016.

Sau khi đã thực hiện các hoạt động niêm yết thì tổ chức bán đấu giá sẽ tiến hành lập hồ sơ bán đấu giá và tiếp nhận các cá nhân hoặc tổ chức mua hồ sơ đấu giá, đăng ký tham gia vào việc đấu giá, tham gia vào việc tổ chức bán đấu giá và ghi nhận kết quả đấu giá thành hoặc đấu giá không thành và sau đó phải thực hiện các thủ tục để chuyển đổi những quyền liên quan đến việc sở hữu tài sản ấy.

Trên đây là các quy định pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp phá sản. Nếu như đây là tài sản còn lại của công ty sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ về thanh toán theo quy định pháp luật thì sẽ được chia theo tỷ lệ. Còn nếu như đây là tài sản cần phải thanh lý thì việc xử lý sẽ tuân theo Luật bán đấu giá tài sản. Nếu như bạn đọc còn có thắc mắc về quy định này hoặc vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn cho bạn.

>>> Khi nào doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản? Thủ tục phá sản doanh nghiệp như thế nào?

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top