Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, song song với việc các doanh nghiệp phát triển rộng lớn là các doanh nghiệp khác rơi vào khó khăn, không còn khả năng cứu vãn thì dẫn đến tình trạng phá sản. Như vây, các điều kiện doanh nghiệp bị coi là phá sản? Một doanh nghiệp, công ty khi nào thì bị tuyên bố phá sản? Thủ tục tuyên bố phá sản như thế nào? Cùng tham khảo qua bài viết của công ty Luật Hùng Sơn để hiểu rõ hơn.
1. Phá sản là gì? Điều kiện để phá sản doanh nghiệp là gì?
Phá sản (theo ngôn ngữ dân dã là sập tiệm) là tình trạng một doanh nghiệp bị thua lỗ, gặp khó khăn về tài chính hoặc tổng số các khoản nợ đến hạn quá lớn dẫn đến việc thanh lý xí nghiệp vẫn không đủ thanh toán cho các khoản nợ này. Khi đó, doanh nghiệp này sẽ bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản. Như vậy, một công ty được coi là phá sản khi thỏa mãn hai điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp đã không còn khả năng thanh toán các nghĩa vụ
- Doanh nghiệp bị Tòa án ra quyết định về việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
2. Các trường hợp tuyên bố phá sản doanh nghiệp là gì?
Theo Luật phá sản 2014 thì có 4 trường hợp doanh nghiệp tuyên bố phá sản:
– Thứ nhất, theo Điều 105 Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo thủ tục rút gọn. Khi người nộp đơn tới Tòa án yêu cầu tiến hành mở thủ tục phá sản tức là doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán dẫn đến không còn tiền hoặc tài sản khác để tạm ứng chi phí phá sản và nộp lệ phí phá sản. Sau khi tiến hành thụ lý đơn yêu cầu của doanh nghiệp thì Tòa án sẽ xem xét đối với yêu cầu tuyên bố phá sản, sau đó ra quyết định đối với việc tuyên bố phá sản của doanh nghiệp.
– Thứ hai, theo Điều 106 thì khi tổ chức Hội nghị chủ nợ không thành công. Các trường hợp được xem là tổ chức không thành quy định như sau:
- Theo khoản 3 Điều 80, Hội nghị đã bị hoãn 1 lần nhưng khi tiến hành triệu tập lại vẫn tiếp tục không đáp ứng đủ điều kiện về hợp lệ;
- Theo khoản 4 Điều 83,Hội nghị không thông qua được Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;
- Theo khoản 7 Điều 91, không tổ chức được Hội nghị chủ nợ để thông qua phương án phục hồi hoặc Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi doanh nghiệp
– Thứ ba, theo khoản 1 Điều 107 khi Hội nghị chủ nợ thông qua được Nghị quyết trong nghị quyết này có kết luận về việc đề nghị tuyên bố doanh nghiệp phá sản .
– Thứ tư, theo khoản 2 Điều 107, sau khi Hội nghị thông qua nghị quyết trong đó có nội dung về việc áp dụng thủ tục đối với việc phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng trong thời hạn quy định doanh nghiệp lại không tiến hành xây dựng được phương án để phục hồi các hoạt động kinh doanh thì Tòa án sẽ ra quyết định về việc tuyên bố Phá sản.
>>> Xem chi tiết dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói tại đây!
3. Thủ tục phá sản doanh nghiệp như thế nào?
Cụ thể theo luật phá sản 2014 thì thủ tục phá sản doanh nghiệp như sau:
- Người yêu cầu giải quyết về việc phá sản doanh nghiệp phải nộp Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Tòa án
- Nếu đơn hợp lệ thì Tòa án sẽ thụ lý đơn và sẽ giải quyết việc phá sản theo các thủ tục:
- Mở thủ tục phá sản doanh nghiệp
- Tòa án Chỉ định Quản tài viên
- Thanh lý tài sản
- Xác định nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp và thực hiện các biện pháp nhằm bảo toàn tài sản;
- Triệu tập Hội nghị chủ nợ
- Áp dụng các thủ tục phục hồi kinh doanh;
- Tòa án ra quyết định về việc tuyên bố doanh nghiệp phá sản;
- Thi hành Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Sau khi Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì tiến hành phân chia tài sản theo luật định, theo thứ tự cụ thể tại Điều 54 của luật phá sản 2014
Hy vọng qua bài viết về thủ tục phá sản và các điều kiện phá sản của Luật Hùng Sơn sẽ giúp ích được cho độc giả, nếu vẫn còn thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tận tình.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023