Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 2021

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 30-12-2020 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 504 Lượt xem

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển đổi từ các công ty nhà nước sang dạng cổ phần. Vậy quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra như thế nào? Xem ngay bài viết sau để hiểu rõ nhé.

Quảng cáo

Xem thêm: Doanh nghiệp nhà nước là gì? Quy định pháp luật về doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì?

cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được hiểu là hoạt động chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần. Hoạt động này được thực hiện nhằm mục đích tránh gây ra các mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận cán bộ và nhân dân do lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Vì sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam thường xuyên thua lỗ điều này dẫn đến mức khấu hao tài chính rất lớn cho ngân sách nhà nước. Do đó kể từ năm 1990 hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được tiến hành thử nghiệm.

Trải qua một thời gian dài, việc cổ phần hóa đã đem lại hiệu quả và được chính thức được áp dụng rộng rãi vào năm 2010. Hoạt động này đã giúp cắt giảm 1 khối lượng lớn các chi phí đền bù thua lỗ mà ngân sách nhà nước phải chịu từ các công ty kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã và đang tạo nên sự thúc đẩy trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân viên trong doanh nghiệp. Thay vì hoạt động vì mục đích chung thì người lao động họ lao động cho chính họ và vì lợi nhuận của họ ứng với số vốn mà họ đã đầu tư.

Việc côt phần hóa giúp huy động được nguồn vốn của người lao động và nhân dân điều này làm giảm bớt các được gánh nặng tài chính đè lên vai nhà nước.

Hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước làm cho trách nhiệm của người lãnh đạo và nhân viên sẽ được gắn chặt với lợi ích của công ty. Vì vậy, trách nhiệm trong công việc sẽ nhiều hơn giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn của nhà nước.

Điều kiện để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

  • Doanh nghiệp nhà nước không nằm trong diện Nhà nước cần phải nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo các thời kỳ;
  • Doanh nghiệp cổ phần hóa phải còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.

Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Căn cứ vào Nghị định 126/2017/NĐ-CP có hướng dẫn chi tiết quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như sau:

quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Bước 1: Xây dựng phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Đầu tiên là thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc. Sau đó sẽ tiến hành chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu.

Quảng cáo
  • Ban Chỉ đạo sẽ chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp để chuẩn bị các hồ sơ và tài liệu liên quan bao gồm:
    • Hồ sơ pháp lý về việc thành lập doanh nghiệp;
    • Hồ sơ pháp lý về vốn, tài sản, công nợ của doanh nghiệp được cổ phần hóa;
    • Các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp được cổ phần hóa đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;
    • Tổ giúp việc lập dự toán chi phí CPH theo chế độ quy định;
    • Phương án sử dụng đất của doanh nghiệp được cổ phần hóa đang quản lý phù hợp với các quy định của pháp luật đất đai và pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu NN trong từng thời kỳ đã được CQNN có thẩm quyền phê duyệt;
    • Lập danh sách cũng như phương án sử dụng lao động đang quản lý;
    • Lựa chọn hình thức và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được cổ phần hóa, lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được cổ phần hóa phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp được cổ phần hóa và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến cổ phần hoá.
  • Ban Chỉ đạo sẽ chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp được cổ phần hóa chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu liên quan để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt dự toán chi phí CPH, cũng như quyết định lựa chọn tư vấn CPH theo chế độ quy định.
  • Tổ chức kiểm kê và xử lý những vấn đề về tài chính, tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp được cổ phần hóa.
  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp được cổ phần hóa.
  • Hoàn tất phương án CPH để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 2: Thực hiện bán cổ phần

Doanh nghiệp nhà nước thực hiện bán cổ phần theo quy định

Ban Chỉ đạo sẽ chỉ đạo doanh nghiệp được cổ phần hóa phối hợp với các tổ chức tư vấn trung gian để tổ chức bán cổ phần theo phương án CPH đã được duyệt và quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP của Chính Phủ.

Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp được cổ phần hóa bán cổ phần ưu đãi cho người lao động, tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp được cổ phần hóa (nếu có) theo phương án đã duyệt.

Căn cứ vào kết quả tổng hợp bán cổ phần cho những đối tượng theo quy định trong phương án CPH, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp chuyển tiền thu từ cổ phần hoá về Quỹ theo quy định.

Đối với trường hợp không bán hết cổ phần cho những đối tượng theo đúng phương án CPH được duyệt, Ban Chỉ đạo sẽ báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá ra quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp được cổ phần hóa.

Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định cử người làm đại diện phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp được cổ phần hóa có vốn nhà nước tiếp tục tham gia trong CTCP và chịu trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu phần vốn NN theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Hoàn thiện chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần.

Doanh nghiệp được cổ phần hóa sẽ tiến hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp.

Tổ chức quyết toán và bàn giao giữa doanh nghiệp được cổ phần hóa và công ty cổ phần.

Có nên cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?

Công việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một hoạt động quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ nhà nước như Việt Nam. Chính vì vậy, cần phải có sự thay đổi để phù hợp với xu thế trên thị trường như hiện nay. Dù hiện nay hoạt động này còn nhiều tồn tại khó khăn và thách thức mà các DNNN muốn cổ phần hóa cần phải đối diện và vượt qua thì mới có thể đem lại thành công trong việc của mình.

Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn nắm rõ quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mới nhất hiện nay. Truy cập trang web Luật HÙng Sơn thường xuyên để cập nhật thông tin pháp luật thường xuyên nhé.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn