logo

Doanh nghiệp nhà nước là gì? Quy định pháp luật về doanh nghiệp nhà nước

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 31-12-2020 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 966 Lượt xem

Doanh nghiệp nhà nước là gì? Khái niệm, đặc điểm và phân loại doanh nghiệp nhà nước. Tìm hiểu về doanh nghiệp Nhà nước theo quy định mới nhất của pháp luật.

Quảng cáo

Tổng quan về doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là loại hình doanh nghiệp quan trọng ở nước ta, có vai trò điều phối nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước hiện nay chủ yếu được thành lập ở những ngành, lĩnh vực như mang tính thiết yếu cho xã hội, địa bàn hoạt động thường là các vùng khó khăn.

Khái niệm doanh nghiệp nhà nước là gì?

Doanh nghiệp nhà nước mà gì

Tư vấn pháp luật miễn phí qua tổng đài 19006518

Doanh nghiệp nhà nước là loại hình doanh nghiệp: Do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ; Đăng ký hoạt động, thành lập và tổ chức quản lý theo các quy định của LDN Nhà Nước; Được tổ chức dưới hình thức công ty độc lập hoặc là tổng công ty nhà nước.

Vai trò của doanh nghiệp nhà nước

Doang nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo

  • Hoạt động trong những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế: Lĩnh vực cung cấp sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ thiết yếu cho xã hội; lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao…giúp:
    • Điều tiết thị trường: Giúp cho nhà nước trong việc thiết lập và thực thi những chính sách kinh tế và xã hội mang tính chiến lược, điều tiết các vùng miền, kiểm soát tài nguyên thiên nhiên.
    • Khắc phục những khuyết điểm thị trường: Các công ty nhà nước có vai trò tạo động lực phát triển nhanh cho những ngành, lĩnh vực khác cũng như toàn bộ nền kinh tế, thường là những ngành, lĩnh vực đòi hỏi đầu tư lớn, những ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao.
  • Hoạt động cả những ngành, lĩnh vực ít lợi nhuận: Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước còn có vai trò trong việc đầu tư, phát triển ở các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
    • Phục vụ nhu cầu chung
    • Đảm bảo các lợi ích công cộng

Doanh nghiệp nhà nước khác gì với doanh nghiệp tư nhân?

Đối lập với doanh nghiệp là nước là doanh nghiệp tư nhân loại hình công ty rất phổ biến hiện nay.

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân tự làm chủ, không được phát hành chứng khoán và không được quyền góp vốn thành lập và mua cổ phần.

Quảng cáo

Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước có các đặc điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp nhà nước
Cơ sở pháp lý Điều 183 – Điều 187 LDN 2014 Luât
Sở hữu Sở hữu của doanh nghiệp ư nhân hoàn toàn thuộc cá nhân chủ sở hữu. Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc sở hữu phần lớn cổ phần doanh nghiệp.
Tư cách pháp lý Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
Tổ chức quản lý Tổ chức quản lý của doanh nghiệp tư nhân đơn giản hơn doanh nghiệp nhà nước Tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước khá chặt chẽ. Doanh nghiệp nhà nước chịu sự giám sát, quản lý và điều tiết hoạt động của cơ quan chủ quản.
Vốn Tài sản của cá nhân chủ sở hữu trở thành tài sản của doanh nghiệp tư nhân và không có sự phân biệt rõ ràng giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh với tài sản thuộc chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Vốn của doanh nghiệp nhà nước có thể là 100% vốn ngân sách hoặc phần lơn là vốn ngân sách.
Trách nhiệm tài sản Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân đó. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp
Quy mô doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân thường là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ Có thể là một thành viên hoặc nhiều thành viên

Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhà nước

Do nhà nước bỏ 100% vốn hoặc chiếm phần lớn vốn

doanh nghiệp nhà nước là soanh nghiệp chiếm 100% vốn hoặc phần lớn vốn trong công ty

Doanh nghiệp nhà nước có 100%  vốn điều lệ của nhà nước, nhà nước giữu quyền quyết định đối với doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp nhà nước có cổ phần vốn góp chi phối của nhà nước là doanh nghiệp có cổ phần vốn góp trên 50% vốn điều lệ của nhà nước, nhà nước giữu quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.

Chịu trách nhiệm hữu hạn dựa theo tài sản góp vốn

Doanh nghiệp nhà nước chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.

Tồn tại dưới nhiều hình thức:

Doanh nghiệp nhà nước có thể tồn tại dưới các hình thức như:

  • Công ty cổ phần nhà nước;
  • Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhà nước
  • Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn nhà nước từ hai thành viên trở lên.

Xem thêm: Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay

Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhà nước là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

Lợi ích và hạn chế của doanh nghiệp Nhà nước

Lợi ích

  • Doanh nghiệp nhà nước có tính thống nhất và đồng bộ cao,có khả năng giải quyết kịp thời những các vấn đề nảy sinh trong nền kinh tế.
  • Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp nhà nước vững chắc.
  • Doanh nghiệp nhà nước  thường là các doanh nghiệp có quy mô lớn;
  • Doanh nghiệp nhà nước có khả năng tiếp cận thông tin thương mại và thị trường nhanh.

Hạn chế

  • Doanh nghiệp nhà nước thường thiếu sự năng động sáng tạo;
  • Doanh nghiệp nhà nước thụ động trong sản xuất, mọi quyền quyết định phải phụ thuộc sự quản lí cấp trên.
  • Nhân sự của các doanh nghiệp nhà nước thường thiếu năng động và không có tính cạnh tranh cao trong công việc.

Các loại hình doanh nghiệp nhà nước hiện nay

Dựa theo hình thức tổ chức – 6 loại

Hiện nay ở nước ta tồn tại các công ty nhà nước như:

  • Doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước chiếm 100% vốn điều lệ, được Nhà nước quản lý và tổ chức hoạt động dưới 2 hình thức cơ bản là công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty Nhà nước.
  • Công ty cổ phần nhà nước: Toàn bộ cổ đông trong công ty đều thuộc sở hữu của các công ty nhà nước hoặc được nhà nước ủy quyền góp vốn.
  • Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên: Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
  • Công ty TNHH Nhà nước 2 thành viên trở lên: Tất cả các thành viên trong công ty là công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước ủy quyền góp vốn
  • Công ty cổ phần, góp vốn do nhà nước điều hành: Vốn góp Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Công ty chịu sự chi phối và quản lý của Nhà nước.
  • Doanh nghiệp có một phần vốn của nhà nước: Vốn góp của Nhà nước chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống.

Dựa theo nguồn vốn – 2 loại

  • Doanh nghiệp nhà nước có 100%  vốn điều lệ của nhà nước, nhà nước giữu quyền quyết định đối với doanh nghiệp đó.
  • Doanh nghiệp nhà nước có cổ phần vốn góp chi phối của nhà nước là doanh nghiệp có cổ phần vốn góp trên 50% vốn điều lệ của nhà nước, nhà nước giữu quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.

Dựa theo mô hình tổ chức quản lý – 2 loại

  • Doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị: Là có cơ quan đại diện thuộc sở hữu của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước
  • Doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị: Là có giám đốc được Nhà nước thuê về điều hành công ty.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ doanh nghiệp nhà nước là gì và hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.

  • CÔNG TY LUẬT TNHH HÙNG SƠN VÀ CỘNG SỰ
  • Địa chỉ:
    • VP Hà Nội: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội ( Bản đồ )
    • VP HCM: Tầng 4, 26 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh ( Bản đồ )
  • Website: luathungson.vn – luathungson.com
  • Email: info@luathungson.com
  • Hotline: 0964509555
5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn