Thừa kế thế vị là gì, ông bà ngoại em có một căn nhà, ông bà có 9 người con nhưng có 3 người đã mất sớm mà chưa có vợ con. Trong 6 người còn lại thì mẹ em mất năm 1985, cậu 3 em mất năm 2011. Ông ngoại em mất năm 1980, bà ngoại em mất năm 2000. Giờ nếu phân chia tài sản thì chị em của em và các con của cậu 3 em có được hưởng phần theo quyền thừa kế thế vị không ạ?
Quảng cáo
Tư vấn của Luật Hùng Sơn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Hùng Sơn, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ tại Điều 652 BLDS 2015 quy định về Thừa kế thế vị
“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.” Theo như bạn trình bày, mẹ bạn mất trước bà ngoại bạn nên phần di sản mà mẹ bạn đáng lẽ được hưởng từ bà ngoại bạn thì chị em của bạn sẽ được hưởng (đây là trường hợp thừa kế thế vị).
Còn tài sản của ông ngoại bạn thì lúc ông mất, mẹ bạn vẫn còn sống nên phần thừa kế đó thuộc sở hữu của mẹ bạn. Khi mẹ bạn mất thì đó được coi là di sản thừa kế của mẹ bạn và các chị em bạn có quyền thừa kế đối với tài sản thuộc sở hữu của mẹ mình.
Thừa kế thế vị là tài sản thuộc sở hữu của bà bạn sẽ được để lại trực tiếp cho chị em bạn. Còn trường hợp mẹ bạn chết sau ông bạn thì tài sản của ông bạn được để lại cho mẹ bạn, sau đó khi mẹ bạn mất thì đó là tài sản của mẹ bạn để lại di sản cho các chị em bạn. Trường hợp của cậu 3 bạn cũng vậy, không thuộc trường hợp thừa kế thế vị.
Quảng cáo
Cậu 3 của bạn mất sau ông bà bạn nên cậu 3 có quyền hưởng thừa kế từ ông bà bạn. Phần di sản của ông bà mà cậu được hưởng sẽ thuộc sở hữu của cậu, khi cậu mất đi thì trở thành di sản thừa kế của cậu và các con cậu sẽ được hưởng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến thời hiệu thừa kế. Căn cứ tại Điều 623 BLDS 2015 quy định về thời hiệu thừa kế
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.”
Theo đó, tài sản mà bạn đề cập đến là bất động sản, thời hiệu để yêu cầu chia thừa kế là 30 năm. Tuy nhiên, ông bạn mất năm 1980, tính đến nay (năm 2018) là 38 năm đã hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế. Mẹ bạn mất năm 1985, đến nay là 33 năm cũng đã hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế.
Chị em bạn có thể yêu cầu chia thừa kế thế vị đối với di sản bà ngoại bạn để lại. Vì thời hiệu thừa kế vẫn còn và chị em bạn là người trực tiếp có quyền yêu cầu thừa kế.
Hãy gọi ngay 1900 6518 để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn!
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.