logo

Quy định thu phí không dừng như thế nào?

Thu phí không dừng? Nhà nước Việt Nam đã có ban hành nhiều quy định liên quan đến việc thu phí không dừng nhằm mục đích khuyến khích và quản lý người dân tiến tới sử dụng hình thức thu phí mới này. Ngày 17 tháng 6 năm 2020, thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ số 19/2020/QĐ-TTg về quy định liên quan đến việc thu phí dịch vụ cho hoạt động sử dụng đường bộ dựa theo hình thức là điện tử không dừng. Để cho các chủ phương tiện của các cá nhân hoặc doanh nghiệp vận tải có thể nắm rõ hơn được những quy định về thu phí không dừng đúng nhất, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn để tìm hiểu.

Quảng cáo

Thu phí không dừng là gì?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 QĐ 19/2020/QĐ-TTg đã đưa ra được định nghĩa về thu phí không dừng như sau: Thu phí dịch vụ cho việc sử dụng đường bộ dựa theo hình thức điện tử không dừng (hay còn được gọi tắt là thu phí điện tử không dừng) được xem là hình thức thu phí cho dịch vụ sử dụng đường bộ một cách tự động, các phương tiện tham gia giao thông đường bộ sẽ không cần phải dừng lại tại trạm thu phí cho sử dụng dịch vụ đường bộ để thực hiện trả phí dịch vụ cho việc sử dụng đường bộ . Quá trình để thực hiện tính toán các phí dịch vụ cho việc sử dụng đường bộ này sẽ được thực hiện một cách tự động bởi một hệ thống là hệ thống thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ dựa trên hình thức là điện tử không dừng. Hay nói cách khác, giống với chính tên gọi của nó, thu phí không dừng này có thể hiểu một cách đơn giản nhất chính là hình thức mà thực hiện thu phí cho việc sử dụng đường bộ nhưng mà không cần phải dừng lại để thực hiện trả phí.

Việc thực hiện thu phí này được thực hiện thông qua một loại thẻ là thẻ đầu cuối hoặc còn được được gọi là thẻ thu phí không dừng mà đã được gắn trực tiếp trên xe.

quy định về thu phí không dừng

Khi nào bắt buộc dán thẻ thu phí không dừng?

Hiện nay, nhà nước đã ban hành ra nhiều những quyết định liên quan về thực hiện thu phí không dừng như là việc bắt buộc phải thực hiện dán thẻ, hoặc xe thu phí không dừng phải đi vào làn ETC và tiến hành dán thẻ miễn phí. Hình thức thu phí không dừng này có nhiều những ưu điểm như: Tiết kiệm được thời gian di chuyển cho các chủ phương tiện bởi lẽ khi sử dụng dịch vụ thu phí không dừng này thì thời gian sẽ nhanh hơn rất nhiều lần so với việc sử dụng thu phí thông thường; Ngoài ra, còn tiết kiệm được nhiên liệu cho phương tiện và góp phần tăng thêm tuổi thọ của xe vì xe sẽ không phải dừng và đỗ tại các trạm thu phí rồi xe phải tăng tốc trở lại để tiếp tục hành trình; Lái xe cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn vì dùng thu phí không dừng sẽ không cần phải dừng xe rồi chờ xếp hàng và chờ mua vé sau đó thanh toán tiền thu phí, góp phần làm giảm ùn tắc giao thông tại các tại trạm thu phí vào những dịp lễ tết hoặc giờ cao điểm; giảm thiểu số vụ tai nạn, giảm được việc thanh toán qua tiền mặt, tránh tiếp xúc để hạn chế dịch bệnh, nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid..

Theo các quy định hiện nay thì mới chỉ có các quy định về việc bắt buộc các xe mà thuộc các cơ quan của nhà nước thì phải tiến hành dán thẻ thu phí không dừng. Bên cạnh đó thì ngay cả ở trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan điều chỉnh về vấn đề này vẫn chưa có bất kì quy định nào quy định bắt buộc các chủ xe ô tô, chủ các phương tiện phải tiến hành dán thẻ thu phí không dừng tự động. Tuy nhiên thì các cơ quan nhà nước hiện nay cũng đang kiến nghị tới các cơ quan sớm có các quy định để bắt buộc các phương tiện tham gia  phải dán thẻ thu phí không dừng tự động, cụ thể tại theo Điều 5 QĐ  19/2020/QĐ-TTg và theo Chỉ thị 39/CT-TTg thì Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan đẩy nhanh hơn nữa tiến độ của việc thực hiện thu phí không dừng. Theo đó thì các trạm thực hiện thu phí của dịch vụ sử dụng đường bộ mà vẫn đang hoạt động thì thời gian chậm nhất là đến ngày 31/12/2021 bắt buộc phải chuyển sang hình thức thu phí điện tử không dừng. Nếu như quá thời hạn quy định này mà không thực hiện được việc thu phí không dừng thì các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ này sẽ phải tiến hành tạm dừng các hoạt động thu phí sử dụng đường bộ. Đồng thời, dựa trên QĐ 2269/QĐ-BGTVT thì cũng đến năm 2025, mục tiêu cơ bản sẽ là triển khai dịch vụ thu phí điện tử không dừng (ETC) ở trên toàn quốc tại tất cả các trạm thu phí nhằm tiến tới thực hiện việc xóa bỏ tất cả các làn thực hiện thu phí mà sử dụng tiền mặt. Chính vì thế mà các chủ phương tiện giao thông nên sớm chủ động dán thẻ thu phí không dừng tự đông để có thể hưởng nhiều nguồn lợi ích như đã phân tích trên.

Có mấy loại thu phí không dừng

Hiện nay, tại Việt Nam thì có hai loại thẻ thu phí không dừng được áp dụng. Đó là thẻ định danh e-Tag của VETC và thẻ ePass của VDTC

Quảng cáo
  • Thứ nhất, thẻ định danh e-Tag của VETC: VETC chính là thương hiệu thu phí không dừng được triển khai của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thu phí tự động VETC. Công ty VETC bắt đầu việc triển khai và thực hiện cung cấp  về dịch vụ thu phí không dừng tính từ năm 2015. Tương tự giống như ePass của VDTC thì thẻ định danh e-Tag được xem là thẻ định danh và được dán ở trên kính hoặc dán trên đèn xe để giúp cho các chủ phương tiện tham gia giao thông khi đi qua trạm thu phí không dừng được dễ dàng và thuận tiện. Hiện nay thì VETC cũng đang vận hành lên tới 79 trạm thu phí và dịch vụ thu phí không dừng tự động này của VETC đang được áp dụng công nghệ RFID.
  • Thứ hai, thẻ định danh ePass của VDTC: VDTC chính là thương hiệu của Công ty Cổ phần giao thông số Việt Nam. Đây chính là một trong những công ty thành viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Nhằm thực hiện mục đích là cung cấp các dịch vụ thu phí không dừng tự động cho các khách hàng khi sử dụng dịch vụ trên khắp cả nước thì công ty VDTC đã cho ra đời sản phẩm là thẻ định danh ePass. Đây cũng là loại thẻ mà được dán trên kính của xe hoặc dán trên đèn xe để nhằm mục đích có thể nhận diện được các phương tiện giao thông mà thu phí không dừng tự động và tự động trừ tiền vé thu phí vào tài khoản mà đã đăng ký trước đi khi phương tiện đi qua trạm ETC. Hiện nay trên toàn quốc thì VDTC đang quản lý số lượng là 35 trạm thu phí. Tại các trạm thu phí không dừng của VDTC đều đã được áp dụng công nghệ RFID hiện đại như của VETC. Bên cạnh đó, hệ thống thu phí không dừng tự động của VDTC còn được ứng dụng bổ sung thêm hai công nghệ nữa đó là công nghệ OCS và công nghệ OCR

Dán thẻ thu phí không dừng ở đâu và hết bao nhiêu?

Dựa theo quy định tại khoản 1 Điều 9 QĐ 19/2020 của Thủ tướng Chính phủ thì các phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ, bao gồm cả các phương tiện phải chịu phí sử dụng đường bộ và cả các phương tiện được miễn phí sử dụng đường bộ thì phải bắt buộc được gắn thẻ đầu cuối hay là gắn thẻ thẻ thu phí không dừng tự động. Việc thực hiện gắn thẻ thu phí không dừng theo quy định được thực hiện tại:

  • Tại các đơn vị đăng kiểm về xe cơ giới được thực hiện ở tại lần kiểm định gần nhất;
  • Tại các đại lý được ủy quyền của các nhà các cung cấp dịch vụ thu phí không dừng
  • Hoặc thực hiện tại ngay khi mà các chủ phương tiện đi qua trạm thu phí ETC.

Việc mọi người thực hiện việc đăng ký và thực hiện dán thẻ thu phí không dừng thì cũng khá đơn giản, sẽ không mất khá nhiều thời gian nhưng chắc rằng đang có rất nhiều người, nhất là các chủ phương tiện tham gia giao thông và có mong muốn sử dụng dịch vụ thu phí không dừng đang quan ngại về vấn đề chi phí của việc sử dụng dịch vụ thu phí không dừn này thì có thể hoàn toàn an tâm và không phải lo lắng cho vấn đề này bởi lẽ việc đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí không dừng tự động lần đầu sẽ được miễn phí hoàn toàn. Hiện nay, theo quy định  khoản 3 Điều 9 QĐ 19/2020/QĐ-TTg thì việc gắn thẻ thu phí không dừng lần đầu sẽ được miễn phí đến hết ngày 31/12/2021.  Bên cạnh đó, khi tiến hành gắn thẻ thu phí không dừng lần đầu thì các chủ phương tiện sẽ được tiến hành mở một tài khoản thu phí không dừng riêng để thuận tiện cho việc sử dụng dịch vụ thu phí không dừng. Mỗi tài khoản này có thể được sử dụng để phục vụ cho việc chi trả cho nhiều những phương tiện giao thông đường bộ khác nhau nhưng mà mỗi phương tiện thì chỉ được phép chi trả phí này từ một nguồn tài khoản thu phí, cụ thể:

  • Đối với thẻ thu phí không dừng Epass ETC: thì đối với những chủ phương tiện tham gia giao thông thực hiện đăng ký lần đầu cho việc sử dụng dịch vụ thu phí không dừng và thực hiện dán thẻ thì sẽ được tiến hành thực hiện hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, nếu như trường hợp dán thẻ không phải là dán lần đầu mà là dán lại vì nhiều nguyên nhân như do bị mất hoặc do hư hỏng thì sẽ không được miễn phí nữa mà phải tốn phí, mức phí phải nộp được áp dụng cho việc dán lại thẻ cụ thể là 120 nghìn đồng.
  • Đối với thẻ thu phí VETC thì tương tự như thẻ thu phí không dừng Epass ETC thì chủ các phương tiện tham gia giao thông sử dụng dịch vụ thu phí không dừng tự động lần đầu cũng sẽ không bị mất phí cho lần đầu dán . Tuy nhiên, trong trường hợp dán thẻ không phải là dán lần đầu mà là dán lại do nhiều nguyên nhân thì cũng phải nộp phí cho việc dán lại thẻ, mức phí phải nộp được áp dụng cho việc dán lại thẻ cụ thể sẽ là 120 nghìn đồng.

Như vậy, chủ các phương tiện tham gia giao thông sử dụng dịch vụ thu phí không dừng sẽ không phải tiến hành chi trả mất kì chi phí nào cho việc thực hiện gắn thẻ và thực hiện mở tài khoản cho hoạt động thu phí không dừng lần đầu tiên và chỉ được ưu tiên áp dụng đối với những trường hợp mà đăng ký và dán thẻ trước ngày 31/12/2021. Sau thời gian này tức được tính từ năm 2022 thì các chủ phương tiện giao thông sử dụng dịch vụ thu phí không dừng sẽ phải trả khoản chi phí đăng ký và dán thẻ này cho nhà cung cấp dịch vụ dù việc đăng ký và dán thẻ là lần đầu tiên sử dụng.

Không dán thẻ không được phép đi vào làn ETC

Ngày 07/10/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành ra Chỉ thị số 39/CT-TTg. Ở trong chỉ thị này đã nêu ra những quy định, cụ thể là không điều khiển xe đi vào làn ETC khi mà xe đó chưa gắn thẻ thu phí không dừng hoặc là đã gắn thẻ thu phí không dưng nhưng mà số tiền ở trong tài khoản thu phí của xe đó không đủ để thực hiện cho việc chi trả cho giao dịch thu phí không dừng tự động. Đặc biệt, trong chỉ thị này của Thủ tướng chính phủ cũng đã nhấn mạnh rằng tuyệt đối không được điều khiển xe đi vào làn ETC khi mà xe chưa được gắn thẻ thu phí không dừng hoặc đã gắn thẻ nhưng số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả cho giao dịch thu phí không dừng tự động.

Trong trường hợp mà xe chưa có gắn thẻ thu phí không dừng thì sẽ không được đi vào làn riêng cho các xe đã gắn thẻ thu phí không dừng tự động ETC mà chỉ có thể được đi vào làn thu phí hỗn hợp. Các phương tiện mà chưa có dán thẻ thu phí không dừng hoặc là chưa nạp tiền đầy đủ vào tài khoản giao thông hoặc tại tài khoản giao thông không có đủ tiền để thực hiện cho việc trả phí, nếu như các chủ xe vẫn cố ý lưu thông vào làn riêng dành riêng cho xe gắn thẻ thu phí không dừng ETC thì sẽ bị xử lý dựa theo quy định tại Điểm c, Khoản 4, Điều 5 NĐ 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể là dựa theo quy định này thì nếu các chủ xe làm sai thì các chủ xe sẽ bị phạt tiền trong khoảng từ 1 –  2 triệu đồng và bị tước bằng lái từ 1 – 3 tháng. Vì thế, để tránh tình trạng các chủ xe đi nhầm vào làn ETC và bị phạt tiền không đáng có, đồng thời được hưởng các ưu đãi về chi phí gắn thẻ thì các chủ xe nên thực hiện dán thẻ e-Tag và nạp tiền đầy đủ vào tài khoản sớm.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ mới nhất của Luật Hùng Sơn chúng tôi về quy định thu phí không dừng để cho các chủ xe, các lái xe cần phải biết để nắm bắt thực hiện. Nếu như còn gặp phải những vướng mắc liên quan đến vấn đề này hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài tư vấn 19006518 để được giải đáp kịp thời và tận tình nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn