Em muốn hỏi nhà chồng em có 2 chị em. Hiện chị chồng em có 2 con trai. 1 cháu 4 tuổi, 1 cháu 8 tuổi. Cả 2 cháu và chị chồng em đều theo hộ khẩu bên ngoại thì bây giờ em muốn chuyển khẩu cho 2 cháu theo bên nội được không. Với nếu di chúc bố chồng em để lại là chồng em 2 phần, chị chồng em 1 phần thì sẽ chia theo đúng di chúc hay có vấn đề gì khác không ạ?
Tư vấn của Luật Hùng Sơn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Hùng Sơn, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề xin chuyển khẩu cho hai cháu của bạn về bên nội
Tùy thuộc vào nơi hai cháu bạn chuyển đến là tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương mà pháp luật sẽ quy định những điều kiện khác nhau. Và khi hai cháu bạn đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật thì hai cháu bạn sẽ được nhập khẩu về theo bên nội.
Nếu nơi hai cháu bạn chuyển đến là tỉnh thì Căn cứ tại Điều 19 Luật cư trú năm 2006 quy định về Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh như sau:
“Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.”
Nếu nơi hai cháu bạn chuyển đến là thành phố trực thuộc trung ương thì căn cứ tại Điều 20 Luật cư trú 2006 được sửa đổi tại Khoản 2 Điều 1 Luật cư trú sửa đổi 2013 quy định về Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương như sau:
“Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;
…”
Nếu như hai cháu bạn về ở với bố mà bố cháu đang sống ở thành phố trực thuộc trung ương thì hai cháu bạn phải đảm bảo thời gian tạm trú tại thành phố đó và phải được sự đồng ý của bố cháu. Vì bố mẹ là người đại diện theo pháp luật của các con chưa thành niên nên trong trường hợp này nếu muốn chuyển khẩu cho hai cháu thì bố hoặc mẹ cháu sẽ thực hiện, bạn không có quyền thực hiện thủ tục này trừ trường hợp được bố mẹ cháu ủy quyền.
Thứ hai, về việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc
Căn cứ tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Pháp luật tôn trọng mong muốn và ý chí của cá nhân sau khi chết, vì vậy tài sản của cá nhân sau khi chết sẽ được chia theo di chúc mà cá nhân đó để lại. Chỉ trừ trường hợp di chúc đó không hợp pháp (người lập di chúc bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép…) thì di sản của người đó sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Vì vậy sau khi bố chồng bạn chết thì di sản sẽ được chia theo di chúc mà bố chồng bạn để lại. Tuy nhiên, pháp luật quy định về trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc quy định cụ thể tại Điều 644 BLDS 2015 như sau:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Theo đó, nếu mẹ chồng bạn không được chia theo di chúc thì mẹ chồng bạn vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật trừ trường hợp mẹ chồng bạn từ chối nhận di sản.
Hãy gọi ngay 1900 6518 để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn!
Bố tôi có 2 người vợ.Vợ đầu có 1 người con trai & 1 ngươi gái. Vợ thứ 2 có 2 con trai & 1 con gái. . Thời điểm ly hôn vợ đầu năm 1972 anh chị đầu theo sống với mẹ (người vợ đầu), cắt hộ khẩu đi ở nơi khác. Năm 2002, bố tôi mất không để lại di chúc, đến năm 2019 anh trai cùng cha khác mẹ của tôi đến nhà yêu cầu chia đất đòi thừa kế, lúc này bìa đất đã được sang tên mẹ tôi. Sau khi tìm hiểu luật thừa kế và luật hôn nhân gia đình thì chúng tôi họp gia đình với nội dung sau: Mảnh đất có 895 m2 (mặt tiền 25m x chiều sâu > 35m) trong đó có 700 m2 là đất ở & 195 đất trồng cây.. Theo tôi được biết khi vợ hoặc chồng mất không để lại di chúc thì người vợ hoặc chồng (người còn sống) sẽ được hưởng 1 nửa đất đai, nửa còn lại chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất (các con) trong đó có vợ hoặc chồng (người còn sống) vẫn được hưởng số thừa kế đều như các con. Theo đó, mảnh đất có mặt tiền 25 m chúng tôi chia đôi 12.5m giành cho mẹ tôi, còn lại 12m (làm tròn) chia đều cho cho 5 người con (con của 2 người vợ) & mẹ tôi (vẫn được hưởng trong nửa này) là 6 người được chia, như vậy mỗi người được 2m mặt tiền & chiều sâu >35m như nhau. Việc chia đất này đến nay mới là thỏa thuận miệng, chưa có 1 văn bản ký nhận nào cả.
* Xin hỏi:
1. Việc chia đất sau khi bố tôi mất không để lại di chúc như trên có đúng với pháp luật hiện hành hay không?
2.Nay mẹ tôi cũng già (trên 70 tuổi) muốn tách bìa đất cho 2 con trai & anh đầu (anh con bà vợ đầu về đòi đất) thì phải làm như thế nào?
3. Bìa đất hiện đã mang tên mẹ tôi? tôi đọc đâu đó thấy nói: khi người mất không để lại di chúc, sau 30 năm kể từ ngày mất, nếu người có quyền thừa kế không khởi kiện thì người đó sẽ mất quyền thừa kế phải không?
Rất mong được văn phòng luật sư trả lời.
Chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Hùng Sơn, bạn vui lòng gọi đến hotline 0964 509 555 để Luật Hùng Sơn tư vấn cụ thể nhé,
Trân trọng!