logo

Phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ trong giải quyết vụ án dân sự

Đình chỉ và tạm đình chỉ là những quyết định mà cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng thường xuyên khi tiến hành giải quyết các vụ án hình sự. Vậy 2 hình thức này có gì khác nhau? Mời các bạn cùng Luật Hùng Sơn phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ trong giải quyết vụ án dân sự nhé!

Quảng cáo

Khái niệm đình chỉ vụ án

Đình chỉ vụ án là việc Tòa án nhân dân đưa ra quyết định chấm dứt việc giải quyết  các vụ án khi có 1 trong các căn cứ đúng theo quy định của pháp luật.

Khái niệm tạm đình chỉ vụ án

Tạm đình chỉ vụ án là việc Tòa án tạm dừng việc giải quyết các vụ án dân sự; khi có các căn cứ làm cho việc tiếp tục những thủ tục để giải quyết vụ án có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bên đương sự; hoặc việc giải quyết các vụ án có thể không được toàn diện.

đình chỉ và tạm đình chỉ

Phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ trong giải quyết vụ án dân sự

a. Tính chất

Tạm đình chỉ không phải là phương thức để giải quyết vụ án; mà nó chỉ được sử dụng để tạm dừng các hoạt động tố tụng, tạm dừng trong quá trình giải quyết vụ án.

Đình chỉ là phương thức giải quyết các vụ án, làm chấm dứt toàn bộ quá trình tố tụng.

b. Căn cứ áp dụng trong giai đoạn điều tra

Tạm đình chỉ

  • Trong trường hợp chưa xác định được bị can hay không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng lại hết thời hạn để điều tra vụ án;
  • Khi có kết luận giám định tư pháp về việc xác định bị can bị bệnh tâm thần hay bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ việc điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
  • Khi trưng cầu giám định, yêu cầu về việc định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp khi chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra;
  • Khi không thể kết thúc việc điều tra bởi lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh tuy nhiên đã hết thời hạn điều tra. 

(Căn cứ theo khoản 1 Điều 229 của Bộ luật Tố tụng hình sự)

Đình chỉ

– Có 1 trong những căn cứ sau đây:

  • Nếu chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại tuy nhiên người yêu cầu khởi tố đã rút rút đơn, ngoại trừ trường hợp có căn cứ để xác định rút yêu cầu khởi tố hoàn toàn trái với ý muốn của họ do bị ép buộc hay cưỡng bức;
  • Có căn cứ không khởi tố vụ án hình sự theo Điều 157 của Bộ luật Hình sự;
  • Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, khi có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự…

– Đã hết thời hạn để điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

(Căn cứ theo Điều 230 của Bộ luật Tố tụng hình sự)

Quảng cáo

c. Căn cứ áp dụng trong giai đoạn truy tố

Tạm đình chỉ

  • Khi có kết luận giám định tư pháp để xác định bị can bị bệnh tâm thần hay bệnh hiểm nghèo;
  • Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ được bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn để quyết định việc truy tố;
  • Khi trưng cầu giám định, yêu cầu về việc định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả và đã hết thời hạn quyết định việc truy tố;
  • Khi không thể tiến hành những hoạt động tố tụng để có thể quyết định việc truy tố bởi lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh tuy nhiên đã hết thời hạn quyết định việc truy tố.

(Căn cứ theo Điều 247 của Bộ luật Tố tụng Hình sự)

Đình chỉ

  • Nếu chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại tuy nhiên người yêu cầu khởi tố đã rút rút đơn,  ngoại trừ trường hợp có căn cứ xác định về việc rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ vì bị ép buộc, cưỡng bức;
  • Vụ án đã được khởi tố, điều tra tuy nhiên quá trình điều tra đã xác định được vụ án đó nằm trong trường hợp không được khởi tố bởi có một trong các căn cứ sau:
    • Không có sự việc phạm tội;
    • Hành vi không cấu thành tội phạm;
    • Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa tới tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
    • Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hay quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
    • Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
    • Tội phạm đã được đại xá;
    • Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, ngoại trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
  • Khi có căn cứ cho rằng đối tượng phạm tội đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
  • Có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

(Căn cứ theo Điều 248 của Bộ luật Tố tụng hình sự)

d. Căn cứ áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

Tạm đình chỉ

  • Khi có kết luận giám định tư pháp xác định về việc bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo;
  • Khi trưng cầu giám định, yêu cầu về việc định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp mặc dù chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra;
  • Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở nơi đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử;  
  • Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án nhân dân kiến nghị.

(Căn cứ theo Điều 281 của Bộ luật Tố tụng Hình sự)

Đình chỉ

  • Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, ngoại trừ trường hợp có căn cứ xác định đối tượng đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố hoàn toàn trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức;
  • Vụ án đã được khởi tố, điều tra tuy nhiên quá trình điều tra đã xác định được vụ án đó lại thuộc trường hợp không được khởi tố:
    • Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa tới độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
    • Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc là quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
    • Đã hết thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự;
    • Tội phạm đã được đại xá;
    • Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã mất, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
    • Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 của Bộ luật hình sự mà người bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố. 

(Căn cứ theo Điều 282 của Bộ luật Tố tụng hình sự)

e. Hậu quả pháp lý

Tạm đình chỉ

  • Không xóa tên vụ án dân sự bị tạm đình chỉ để giải quyết trong sổ thụ lý. Chỉ ghi chú vào sổ thụ lý thông tin số và ngày, tháng, năm của quyết định đó.
  • Trong khoảng 3 ngày làm việc; tính từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định trong Điều 214 của Bộ luật này không còn thì Tòa án nhân dân cần phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Theo đó, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đã hết hiệu lực kể từ ngày ban hành quyết định có tiếp tục giải quyết vụ án dân sự hay không. Tòa án nhân dân tiếp tục giải quyết vụ án kể từ thời điểm ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
  • Tiền tạm ứng án phí, mức lệ phí mà đương sự đã nộp được gửi lên kho bạc nhà nước và được xử lý khi Tòa án nhân dân tiếp tục giải quyết vụ án dân sự

Đình chỉ

  • Xóa tên vụ án dân sự bị đình chỉ để giải quyết trong sổ thụ lý; cần phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở để giải quyết khiếu nại kiến nghị khi có yêu cầu;
  • Đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết lại vụ án dân sự đó, ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c, khoản 1, Điều 217 của Bộ luật này và một vài trường hợp khác theo quy định của pháp luật thì vụ án  sẽ không được tiếp tục giải quyết.
  • Tiền tạm ứng án phí đã nộp được xung vào công quỹ hay được trả lại (tùy theo từng trường hợp sẽ xử lý theo 1 trong 2 cách thức này dựa vào khoản 2, 3 Điều 218).

Qua bài viết này của Luật Hùng Sơn, Chắc hẳn các bạn biết cách phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án dân sự. Nếu như còn bất cứ vướng mắc nào liên quan tới vấn đề này, hãy gọi ngay tới hotline 0964.509.555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để đội ngũ luật sư của chúng tôi lý giải giúp các bạn tận tình và nhanh chóng nhất nhé!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn