Nơi cư trú, nơi thường trú, nơi tạm trú là những từ ngữ quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày cũng như các giấy tờ chứng minh nhân thân của mỗi công dân, Mặc dù xuất hiện nhiều và cần thiết nhưng không phải ai cũng hiểu được đó là gì, cách phân biệt các thuật ngữ đó sao cho chính xác. Cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu xem “Nơi cư trú là gì? Phân biệt nơi cư trú, nơi tạm trú, nơi thường trú” nhé!
1. Khái niệm cư trú là gì?
Cư trú là việc công dân sinh sống tại một chỗ ở, địa điểm nhất định thuộc một địa phương như xã, phường, thị trấn dưới hình thức đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
2. Nơi cư trú là gì?
Theo quy định tại Điều 12 Luật Cư trú và Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP thì Nơi cư trú được hiểu như sau:
Nơi cư trú là chỗ ở hợp pháp, địa điểm, khu vực mà cá nhân thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú hoặc nơi mà các cá nhân tạm trú và có đăng ký tạm trú. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, thường xuyên, không có thời hạn và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú vfa đã thực hiện việc đăng ký tạm trú. Nếu công dân không xác định được nơi cư trú theo hai trường hợp trên thì nơi cư trú của công dân được xác định là nơi mà người đó đang sinh sống.
– Nơi cư trú của người trong độ tuổi thành niên là nơi cư trú của cha mẹ. Nếu cha mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú là nơi cư trú của cha hoặc mẹ. Hoặc người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác cha hoặc mẹ nếu được cha mẹ đồng ý hoặc các quy định khác của pháp luật.
– Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ. Hoặc có thể khác nếu được người giám hộ đồng ý hoặc quy định khác của pháp luật.
– Đối với các đôi vợ chồng thì nơi cư trú là nơi mà vợ chồng thường chung sống. Vợ chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.
– Đối với các cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân thì nơi cư trú là nơi mà đơn vị đóng quân trừ trường hợp có nơi cư trú theo quy định của pháp luật.
– Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên thuyền, tàu, các phương tiện hành nghề lưu động khác là tàu, thuyền, phương tiện đó trừ trường hợp người đó có nơi cư trú theo quy định của pháp luật.
Các thủ tục, vấn đề liên quan đến đăng ký nơi cư trú thì do cán bộ công chức, viên chức tại các địa phương thực hiện. Cụ thể là tại công an cấp quận, huyện, thị xã đối với thành phố trực thuộc trung ương hoặc tại công an cấp xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã đối với thành phố thuộc tỉnh.
3. Các quy định về nơi cư trú cho cá nhân
Các quy định về nơi cư trú của cá nhân được quy định rõ tại Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP
3.1. Quy định chung
Nơi cư trú của công dân được giải thích theo Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP như sau:
Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi thường trú hoặc nơi tạm trú, mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống. Chỗ ở hợp pháp có thể là nơi thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của công dân hoặc nơi được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn hoặc cho ở nhờ theo quy định pháp luật. Chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn ở nhờ tại thành phố trực thuộc trung ương thì phải đảm bảo điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của thành phố.
Trong trường hợp cá nhân không xác định được nơi cư trú như trên thì nơi cư trú của công dân được xác định là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra, chỗ ở hợp pháp của cá nhân được pháp luật quy định bao gồm:
– Nhà ở;
– Thuyền, tàu, các phương tiện khác nhằm mục đích để ở và mục đích phục vụ sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
– Các nhà ở khác không thuộc hai trường hợp trên nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt cho cá nhân, hộ gia đình
Các trường hợp không đủ điều kiện được đăng ký thường trú khi công dân chuyển đến chỗ mới, gồm:
– Chỗ ở nằm trong khu vực cấm, địa điểm cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, các di tích lịch sử, di tích văn hóa đã được xếp hạng;
– Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên phần đất lấn chiếm trái phép;
– Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Chỗ ở đã có phương án bồi thường, phương án hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Chỗ ở là nhà ở mà toàn bộ diện tích hoặc một phần nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sử dụng, quyền sở hữu chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau);
– Chỗ ở là nhà ở nhưng đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.2. Về quyền cư trú
– Công dân có quyền tự do cư trú của công dân
Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật cư trú và các quy định khác của pháp luật. Các công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan, nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú. Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế nếu thuộc các trường hợp bị hạn chế theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
– Công dân được lựa chọn, quyết định nơi cư trú, thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của pháp luật. Có quyền được cấp, cấp lại, đổi sổ tạm trú và các giấy tờ khác có liên quan đến cư trú.
– Công dân có quyền được cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú.
– Công dân được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền cư trú của mình.
– Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
4. 03 trường hợp bị hạn chế quyền cư trú
Hiện nay theo Điều 10 của Luật Cư trú 2006 thì có quy định 03 trường hợp công dân bị hạn chế quyền cư trú như sau:
– Trường hợp 1: Người bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
– Trường hợp 2: Người đã bị Tòa án áp dụng hình phạt cấm cư trú như: người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được tạm đình chỉ, hoãn thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế.
– Trường hợp 3: Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc đang tạm đình chỉ thi hành.
Lưu ý, theo Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/07/2021 thì sẽ có nhiều hơn các trường hợp bị hạn chế thực hiện quyền tự do cư trú, cụ thể là 13 trường hợp sau:
– Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam.
– Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, được tạm đình chỉ chấp hành án.
– Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo và đang trong thời gian thử thách.
– Người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ.
– Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện và đang trong thời gian thử thách.
– Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đang áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
– Người phải chấp hành các biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc đang được tạm đình chỉ chấp hành.
– Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
– Người đang bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.
– Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
– Địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
– Địa điểm không được đăng ký thường trú mới, đăng ký tạm trú mới, tách hộ theo quy định.
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, so với Luật Cư trú hiện hành thì Luật Cư trú năm 2020 đã bổ sung thêm nhiều trường hợp hạn chế quyền tự do cư trú để đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh xã hội.
5. Phân biệt nơi cư trú, nơi tạm trú, nơi thường trú
Nơi cư trú, nơi tạm trú và nơi thường trú có điểm gì giống và khác nhau?
5.1. Giống nhau
Qua khái niệm của nơi cư trú, nơi thường trú và nơi tạm trú đã nêu ở trên thì có thể dễ dàng thấy điểm giống nhau giữa các khái niệm là:
Đều là chỗ ở của công dân và không trái với quy định pháp luật
5.2. Khác nhau
Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa nơi cư trú, nơi thường trú và nơi tạm trú qua các tiêu chí: Khái niệm, thời hạn, nơi thực hiện việc đăng ký, điều kiện đăng ký và kết quả đăng ký:
Khái niệm | Nơi cư trú được hiểu là chỗ ở hợp pháp mà công dân thường xuyên sinh sống.
Nơi cư trú có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. |
|
Nơi thường trú | Nơi tạm trú | |
Là nơi công dân thường xuyên sinh sống ổn định và không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định, đã đăng ký thường trú | Là nơi công dân thường sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú trong một khoảng thời gian và đã đăng ký tạm trú | |
Thời hạn cư trú | Không có thời hạn | Có thời hạn |
Nơi đăng ký thời hạn cư trú | Tại công an cấp quận, huyện, thị xã đối với thành phố trực thuộc trung ương hoặc tại công an cấp xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã đối với thành phố thuộc tỉnh. | Tại công an cấp xã, phường, thị trấn |
Điều kiện đăng ký |
Đăng ký thường trú tại tỉnh:
Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì thực hiện việc đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Đăng ký thường trú tại Thành phố trực thuộc trung ương: Đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì phải đáp ứng các điều kiện: – Có một chỗ ở hợp pháp – Được người có sổ hộ khẩu tại thành phố đó đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình – Được điều động hoặc tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp; – Trước đây đã làm thủ tục đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình… |
Thủ tục đăng ký tạm trú được áp dụng đối với người đang sinh sống, làm việc, học tập, lao động tại một địa phương thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú. Thời gian đăng ký là trong vòng 30 ngày kể từ ngày đến địa phương đó sinh sống, là việc, học tập, lao động. |
Kết quả đăng ký |
Sau khi đăng ký thường trú thì công dân được cấp Sổ hộ khẩu hoặc nhập tên vào Sổ hộ khẩu | Sau khi đăng ký tạm trú thì người đăng ký được cấp Sổ tạm trú hoặc nhập tên vào Sổ tạm trú |
Hi vọng với những thông tin mà Luật Hùng Sơn đã tổng hợp sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn khái niệm về “Nơi cư trú là gì?” và Phân biệt nơi cư trú, nơi tạm trú, nơi thường trú. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn vấn đề pháp lý khác, Quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật 19006518 của chúng tôi để được tư vấn.
Trân trọng!
- Mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị - 31/05/2023
- Mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh mới nhất - 31/05/2023
- Tìm hiểu giấy bán xe viết tay có hợp pháp? - 31/05/2023