Một trong những hình thức môi giới phổ biến hiện nay chính là môi giới tìm việc làm. Môi giới chính là hành vi làm trung gian cho các bên có thể tiếp xúc, đàm phán và thiết lập nên mối quan hệ để hưởng được phần thù lao. Và người môi giới không phải là người giao kết hợp đồng trực tiếp với khách hàng nên trong một số trường hợp, thường xảy ra các vấn đề bất cập. Vì vậy, để có thể giải đáp một cách tốt nhất về những vấn đề xoay quanh công ty môi giới tìm kiếm việc làm, Luật Hùng Sơn sẽ giải đáp một số câu hỏi thắc mắc sau để bạn đọc có thể được hiểu rõ hơn.
Có phải trả tiền phí cho công ty môi giới tìm kiếm việc làm?
Bạn đọc đặt câu hỏi
Xin chào Luật sư, tôi có một câu hỏi thắc mắc và cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau: Sau một khoảng thời gian dài tìm kiếm việc làm không có triển vọng khả quan nên tôi quyết định sẽ đến công ty môi giới việc làm để có thể nhận được một công việc phù hợp. Vấn đề tôi đang thắc mắc là liệu khi họ giới thiệu được cho tôi công việc thì tôi có phải mất tiền phí trả cho họ không hay là chủ sử dụng lao động mới là người phải trả phí môi giới? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Các quy định pháp luật cụ thể:
Căn cứ theo Điều 150 Luật Thương mại có quy định cụ thể về môi giới thương mại như sau: Môi giới thương mại chính là một hoạt động thương mại, theo đó thì một thương nhân sẽ tiến hành làm trung gian (còn được gọi là bên môi giới) để cho các bên có thể mua bán hàng hóa, cung ứng các dịch vụ (hay còn được gọi là bên được môi giới) trong các vấn đề về đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc là dịch vụ. Và bên môi giới sẽ nhận được khoản thù lao thích hợp thông qua hợp đồng môi giới.
Căn cứ theo Điều 151 Luật Thương mại cũng có quy định về nghĩa vụ cụ thể của bên môi giới thương mại như sau:
– Trừ trường hợp mà bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ khác thì bên môi giới thương mại ấy phải thực hiện được các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện bảo quản các mẫu hàng hóa, những tài liệu được giao để thực hiện cho việc môi giới và phải hoàn trả lại cho bên được môi giới sau khi đã hoàn thành xong việc môi giới;
- Không được phép tiết lộ và cung cấp các thông tin có thể làm phương hại đến cho lợi ích của bên được môi giới;
- Phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới nhưng bên môi giới thương mại sẽ không phải chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
- Và bên môi giới thương mại cũng không được tham gia vào việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới trừ trường hợp nhận được sự ủy quyền từ bên được môi giới.
Căn cứ theo Điều 152 Luật Thương mại năm 2005 thì bên được môi giới phải có nghĩa vụ cụ thể sau đây:
– Trừ trường hợp mà có sự thỏa thuận khác, nêu không thì bên được môi giới cũng phải bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Phải cung cấp các thông tin và tài liệu, các phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hóa và dịch vụ;
- Phải trả thù lao cho việc môi giới và những chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.
Căn cứ theo Điều 153 Luật Thương mại năm 2005 có quy định về quyền được hưởng thù lao môi giới như sau:
– Trừ trường hợp mà có sự thỏa thuận khác thì quyền hưởng thù lao từ việc môi giới sẽ phát sinh kể từ thời điểm mà các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.
– Trong trường hợp mà không có sự thỏa thuận khác thì mức thù lao môi giới sẽ được xác định chính xác theo quy định ở tại Điều 86 của Luật này.
Luật sư giải đáp thắc mắc:
Do công ty môi giới việc làm mở ra hoạt động với vai trò chính là cung cấp những dịch vụ môi giới, làm trung gian để có thể chỉ dẫn người lao động có nhu cầu lao động và người có nhu cầu được sử dụng lao động. Vì thế, công ty này hoạt động dưới hình thức là môi giới thương mại. Và vì vậy, bạn đọc muốn tìm kiếm việc làm thông qua trung gian môi giới này thì bạn phải có nghĩa vụ trả thù lao cho việc môi giới và các chi phí hợp lý khác.
Lưu ý rằng, việc bạn trả thù lao cho công ty môi giới việc làm chỉ phải được thực hiện khi mà giữa bạn và bên sử dụng lao động có ký hợp đồng lao động. Vì thế mà nếu như bạn và bên sử dụng lao động không có bản hợp đồng lao động nào trên thực tế thì không cần phải trả tiền thù lao. Nhưng bạn phải trả tiền thù lao cho bên công ty môi giới việc làm nếu giữa bạn và công ty này có thỏa thuận với nhau bạn sẽ trả tiền cho họ chỉ cần họ giới thiệu được bên sử dụng lao động.
Bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh môi giới tìm kiếm việc làm có được không?
Bạn đọc đặt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần được Luật sư tư vấn cho tôi như sau: Công ty tôi hiện nay muốn bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh môi giới việc làm thì phải thực hiện hoàn thiện hồ sơ và thủ tục như thế nào và có rắc rối không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Các quy định pháp luật:
Hồ sơ để bổ sung ngành nghề kinh doanh được quy định cụ thể tại Điều 49 của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 108/2018/NĐ-CP như sau:
– Thông báo gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi mà doanh nghiệp ấy đã thực hiện đăng ký kinh doanh. Nội dung của Thông báo được quy định như sau:
- Tên, mã số của doanh nghiệp, mã số thuế hoặc là số của Giấy chứng nhận việc đăng ký doanh nghiệp (trong trường hợp mà doanh nghiệp chưa có được mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp);
- Có tên ngành nghề cần đăng ký bổ sung;
- Họ và tên, chưc ký hợp lệ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ấy.
– Bản sao hợp lệ của một trong những loại tài liệu quan trọng sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì cần biên bản họp của Đại hội đồng thành viên;
- Công ty cổ phần thì cần biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông;
- Công ty hợp danh thì cần có biên bản họp của các thành viên hợp danh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì cần quyết định của chủ sở hữu công ty.
- Và những quyết định và biên bản họp về việc đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh khác như trên phải ghi rõ ràng những nội dung được thay đổi trong Điều lệ doanh nghiệp.
Về vấn đề cấp cho giấy phép kinh doanh dịch vụ môi giới việc làm:
– Phạm vi kinh doanh của công ty mà có chức năng kinh doanh dịch vụ việc làm, được quy tại Điều 3 của Nghị định số 52/2014/NĐ-CP như sau:
- Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động.
- Giới thiệu cho người lao động việc làm, hoặc cung ứng và tuyển lao động theo các yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Tiến hành thu thập, phân tích, cung ứng và dự báo về thông tin của thị trường lao động.
- Tổ chức đào tạo và tập huấn nâng cao cho năng lực tìm kiếm việc làm và thực hiện đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo những quy định cụ thể của pháp luật.
- Thực hiện nên các chương trình và dự án về việc làm.
– Hồ sơ để được cấp phép:
- Có văn bản đề nghị được cấp giấy phép của công ty;
- Có bản sao có công chứng hoặc chứng thực về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc là bản sao của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có kèm theo bản gốc để xuất trình;
- Có bản sao của Giấy xác nhận việc đã thực hiện xong ký quỹ theo quy định ở tại Điều 10 của Nghị định này;
- Những giấy tờ quan trọng để chứng minh về việc đủ điều kiện về địa điểm theo quy định.
– Thời gian trả lời từ cơ quan thẩm quyền: 15 ngày.
– Cơ quan có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tình, thành phố trực thuộc trung ương) hoặc có thể nộp hồ sơ tại Sở Lao động – Thương binh và xã hội đã nhận được sự ủy quyền từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Giấy phép sẽ có thời hạn cụ thể trong vòng 5 năm.
Luật sư giải đáp thắc mắc:
Như vậy, để có thể hoạt động kinh doanh môi giới việc làm cho phù hợp thì công ty của bạn đọc phải thực hiện hai thủ tục quan trọng:
– Thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh.
– Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm.
Về hồ sơ và thủ tục bạn chỉ cần làm theo các quy định cụ thể phía trên.
>>> Thành lập công ty tư vấn môi giới lao động theo quy định của pháp luật hiện nay
Bị công ty môi giới tìm kiếm việc làm lừa thì phải làm thế nào?
Bạn đọc đặt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi đang gặp phải một vấn đề khá rắc rối và cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn giúp cho tôi như sau: Tôi có tìm kiếm đến một công ty môi giới việc làm và đã trả trước phần tiền cụ thể là 2 triệu đồng, tôi có gặp được người sử dụng lao động do bên môi giới giới thiệu. Nhưng sau đó không nhận được bất cứ phản hồi nào từ bên sử dụng lao động và bên môi giới lao động, tôi cũng không được nhận việc. Nhưng tôi nghe người khác nói là khi có nhận việc thì mới phải trả thù lao. Vậy thì tôi phải làm sao? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Các quy định pháp luật:
Truy cứu trách nhiệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 Bộ luật Hình sự nếu có đủ dấu hiệu thỏa mãn về tội phạm thì sẽ phải chịu những hình phạt sau:
– Người nào mà bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng cho đến dưới 50.000.000 đồng hoặc là dưới 2.000.000 đồng nhưng lại thuộc vào một trong những trường hợp ở dưới đây thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ cho đến 3 năm hoặc là bị phạt tù có thời hạn từ 6 tháng cho đến 3 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng vẫn còn vi phạm.
- Đã bị kết án tội này hoặc là các tội như tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản; tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; tội trộm cắp tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, các phương tiện điện tử khác để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích mà lại còn vi phạm.
- Hành vi đã gây ảnh hưởng xấu đến cho an ninh trật tự và an toàn xã hội.
- Khi tài sản là phương tiện để kiếm sống chính của cả người bị hại và gia đình người đó.
– Sẽ phạt từ 2 năm cho đến 7 năm nếu hành vi phạm tội thuộc vào một trong những trường hợp sau:
- Phạm tội một cách có tổ chức.
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
- Có hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng cho đến dưới 200.000.000 đồng.
- Tái phạm nguy hiểm.
- Lợi dụng chức vụ và quyền hạn hoặc là có hành vi lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức.
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Các bước để tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố:
– Bước 1: Xác định nên cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận việc tố giác và tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
– Bước 2: Lựa chọn ra hình thức và tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
- Bằng miệng.
- Bằng văn bản.
– Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết việc tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ nhu sau:
– Tòa án ở nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu như bị đơn là cá nhân hoặc là nơi bị đơn có trụ sở. Nếu như bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, kinh doanh, lao động thì sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này.
Luật sư giải đáp thắc mắc:
Căn cứ theo các quy định như trên cũng như trường hợp của bạn đọc thì công ty môi giới việc làm ấy có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Việc của bạn cần làm lúc này chính là phải thực hiện tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ấy đến cơ quan có thẩm quyền. Từ đó, quyền lợi của bạn cũng có thể được bảo đảm hơn. Bạn có thể thực hiện tố giác ở tại nơi có xảy ra hành vi lừa đảo ấy hoặc là tố giác ở tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc là Tòa án theo quy định của pháp luật. Và bạn cũng có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân ở nơi mà bị đơn ấy cư trú để đòi lại được những quyền lợi chính đáng cho bạn.
Trên đây là các tư vấn của Luật Hùng Sơn về các vấn đề xoay quanh công ty môi giới tìm kiếm việc làm. Nếu như bạn đọc có thắc mắc nào về vấn đề này hoặc vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và chính xác nhất.
- Những số điện thoại không nên nghe mới nhất 2023 - 28/11/2023
- Bị người khác sử dụng hình ảnh để lừa đảo phải làm gì? - 14/11/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 05/11/2023