Những điều cần biết về đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam

Nhãn hiệu không còn là khái niệm quá xa lạ đối với người tiêu dùng trong nước. Ẩn sau mỗi nhãn hiệu sẽ là những chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp hướng đến việc mở rộng thị phần.

Quảng cáo

lightbulb Đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam như thế nào? Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp bài viết sau đây nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp có ý định bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa/ dịch vụ của mình.

Những nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam

Ba nhãn hiệu nổi tiếng tại thị trường Việt Nam có thể kể đến như: Vinamilk, Vinacafe, Petrolimex.

Vinamilk

Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1976, Vinamilk hiện là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Mặt hàng xuất khẩu chính hiện tại là sữa bột trẻ em và sữa đặc, những năm gần đây Vinamilk xuất khẩu các mặt hàng khác như sữa tươi, sữa chua (dạng ăn, uống), nước trái cây nhằm đa dạng hóa sản phẩm. Vinamilk đã xuất khẩu đi 43 nước.

Hiện tại, Vinamilk sở hữu 13 nhà máy tại Việt Nam, 3 nhà máy tại Mỹ, New Zealand và Campuchia. Năm 2016, Vinamilk là thương hiệu sữa duy nhất vinh dự nhận giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao 20 năm liền, là công ty Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 50 công ty niêm yết hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương do tạp chí Forbes Châu Á công bố.

Vinacafe

Vinacafe là thương hiệu sản phẩm cà phê hòa tan, đồng thời cũng là tên gọi tắt để chỉ Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Vinacafe hiện là một trong những thương hiệu sản phẩm cafe hòa tan nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam.

Petrolimex

Thành lập ngày 01/12/2011,Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Vietnam National Petroleum Group), viết tắt là Petrolimex, tiền thân là Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. T

hời điểm khởi đầu, Tổng Công ty Xăng dầu được thành lập theo Nghị định của Bộ Thương nghiệp. Sau đó, đơn vị này được thành lập lại theo Quyết định 828/QĐ-TTg ngày 31/5/2011 của Thủ tướng chính phủ. Petrolimex là doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng đặc biệt với quy mô toàn quốc, duy trì và đảm bảo phần lớn thị phần xăng dầu cả nước.

 

lightbulb Lý do nên đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam

Có cơ sở pháp lý vững chắc trong các tranh chấp.

Thông thường, trước những tranh chấp về nhãn hiệu, điều đầu tiên cần xét đến trước khi giải quyết tranh chấp chính là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó. Một đơn vị sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có toàn quyền đối với nhãn hiệu đó và bảo vệ nhãn hiệu của mình khỏi bị xâm hại bởi các đối thủ cạnh tranh.

Doanh nghiệp bạn hoàn toàn có quyền hợp pháp ngăn chặn các hành vi sao chép, lợi dụng kinh doanh trái phép, cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu doanh nghiệp.

Giúp chủ sở hữu độc quyền sử dụng nhãn hiệu

Như đã đề cập, doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký sẽ toàn quyền sử dụng nhãn hiệu kể cả về danh tiếng và quyền tài sản. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có khả năng dùng để góp vốn, mua bán hoặc sang nhượng.

Quảng cáo

Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hoặc nhượng quyền thương mại.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ là giấy tờ bắt buộc trong việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hoặc nhượng quyền thương mại. Chỉ khi doanh nghiệp bạn chứng minh được mình là chủ sở hữu thì mới có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động này.

Tạo niềm tin cho người tiêu dùng và tạo sự yên tâm cho chủ sở hữu nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh.

Với cách làm việc chuyên nghiệp có đầy đủ tính pháp lý, người tiêu dùng sẽ yên tâm hơn về tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường.

Đồng thời, nguyên tắc ưu tiên nộp đơn đầu tiên sẽ khiến người tạo ra và phát triển nhãn hiệu thấp thỏm không yên trong suốt quá trình hoạt động dưới danh nghĩa nhãn hiệu này bởi nếu một đối thủ đăng ký cùng một nhãn hiệu trước ngày bạn đăng ký, họ sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu và bạn trở thành người sử dụng trái phép.

lightbulb Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam

  • 2 bản Giấy yêu cầu đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu).
  • 09 mẫu nhãn hiệu hàng hóa/ dịch vụ mà đơn vị muốn đăng ký, đảm bảo phù hợp theo những quy định về kích thước, dấu hiệu nhận biết của nhãn hiệu.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Chứng từ đã hoàn tất việc nộp lệ phí

lightbulb Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam

Bước 1: Kiểm tra nhãn hiệu của mình có trùng lặp, tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của các đơn vị đã đăng ký bảo hộ trước đó hay không.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam sẽ trải qua 3 giai đoạn:

  • Thẩm định hình thức đơn đăng ký: 01 tháng.
  • Công bố đơn đăng ký: 02 tháng tính từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ về hình thức.
  • Thẩm định nội dung: 09 tháng tính từ ngày công bố đơn đăng ký.

Sau khi thẩm định xong nội dung với kết quả là nhãn hiệu của người nộp đơn đáp ứng điều kiện đăng ký bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành cấp Văn bằng bảo hộ trong vòng 01 tháng.

Việc đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam khá phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm trong việc hoàn tất thủ tục.

Xem thêm >>> Đăng ký bản quyền

Chúng tôi nhận đại diện theo ủy quyền hoàn tất hết các thủ tục trên theo yêu cầu của khách hàng. Nếu cần sự giúp đỡ của Luật Hùng Sơn, bạn vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua tổng đài 19006518.

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn