Có thể thấy để bảo vệ tốt tối ưu về nhãn hiệu của mình trên thị trường thì các cá nhân hay doanh nghiệp đều tiến hành đăng kí nhãn hiệu, tuy nhiên việc đăng kí này không phải lúc nào cũng sẽ đăng kí bảo hộ được, mà phải qua một khoảng thời gian thẩm định nếu đáp ứng đầy đủ và đúng các yêu cầu về bảo hộ nhãn hiệu thì nhãn hiệu sẽ được công nhận. Một số trường hợp sẽ nhận được thông báo về việc từ chối bảo hộ nhãn hiệu của cơ quan có thẩm quyền, để hiểu rõ hơn, tham khảo qua bài viết về nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ khi nào dưới đây của công ty Luật Hùng Sơn
Quảng cáo
Theo Luật Sở hữu trí tuệ, thời gian thẩm định đơn đăng ký để một nhãn hiệu được công nhận sẽ phải trải qua ít nhất là 12 tháng, tuy nhiên thực tế sẽ lâu hơn khoảng hơn 18 tháng. Theo đó, các trường hợp mà nhãn hiệu bị từ chối sẽ bao gồm:
1. Hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng yêu cầu
Kể từ ngày tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, trong khoảng thời hạn 1 tháng, Cục SHTT sẽ tiến hành xem xét về mặt hình thức của đơn này và nếu đơn không hợp lê sẽ thông báo. Đơn không hợp lệ vì những lí do sau:
Đơn sai về mặt hình thức như đơn sai chính tả, không đúng mẫu, tẩy xóa..)
Đơn không đủ số lượng được yêu cầu và không đủ các tài liệu đi kèm
Đơn đăng kí không có mô tả về nhãn hiệu, phân nhóm đối với nhãn hiệu, không ghi rõ loại nhãn hiệu, thiếu tài liệu hưởng quyền ưu tiên….
>> Xem thêm hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo mới nhất 2019 TẠI ĐÂY!
2. Nhãn hiệu đăng ký không đáp ứng được điều kiện bảo hộ
Dấu hiệu tương tự hoặc trùng đến mức có thể gây nhầm lẫn với các hình quốc huy, quốc kỳ của các nước.
Dấu hiệu tương tự hoặc trùng đến mức có thể gây nhầm lẫn với các biểu tượng như dáu chứng nhận, huy hiệu, cờ, tên đầy đủ hay tên viết tắt của tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan nhà nước, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
Dấu hiệu tương tự hoặc trùng đến mức có thể gây nhầm lẫn với bút danh, biệt hiệu, hay tên thật, hình ảnh của danh nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ
Dấu hiệu mô tả cụ thể về nguồn gốc, đặc tính, xuất xứ, chất lượng, giá trị, công dụng, tính năng, hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Đặc biệt nhãn hiệu đó phải mang tính chất phân biệt với các nhãn hiệu khác, hiệu một cách đơn giản tức là nhãn hiệu mà không có tính sáng tạo, dẫn đến không phân biệt được với các sản phẩm hay dịch vụ khác thì sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ
3. Nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ vì có nhãn tương tự đã được đăng ký trước hoặc hưởng thời gian ưu tiên trước
– Qua 2 lý do trên thì đây là lý do chính dẫn đến nhãn hiệu thường sẽ bị từ chối, trường hợp có thể do cố ý hoặc vô ý mà các đơn đăng kí khi nộp đến cục Sở hữu trí tuệ đều bị ra thông báo gây nhầm lẫn với lý do tương tự lẫn nhau hoặc trùng. Với những nhãn hiệu rơi vào trường hợp như vậy có thể do trường hợp đơn đăng kí bảo hộ nhãn hiệu căn cứ vào thời gian nộp đơn sớm nhất hoặc có ngày ưu tiên sớm nhất thì sẽ được đăng kí bảo hộ
– Tại cục Sở hữu trí tuệ, bộ phận thẩm định của cục sẽ đưa ra các đánh giá về việc nhãn hiệu này có gây nhầm lẫn hay không. Tuy nhiên việc đưa ra các đánh giá này đôi khi cũng phụ thuộc chủ quan vào chuyên viên thẩm định.
Có thể thấy việc đăng ký bảo hộ là hết sức cần thiết, nó giúp cho khách hàng trong và ngòai nước có thể biết đến thương hiệu của mình, thúc đẩy việc kinh doanh phát triển và thuận lợi hơn. Tuy nhiên cần lưu ý các trường hợp nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ ở trên, hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn, nếu muốn tư vấn thêm về nhãn hiệu, các thủ tục, đăng kí nhãn hiệu, xin liên hệ cho công ty Luật Hùng Sơn để được hỗ trợ
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.