Người nước ngoài muốn làm việc ở Việt nam cần đăng ký tạm trú, thường trú. Khi tham gia thị trường lao động trong nước, những người nước ngoài cần phải đáp ứng đủ điều kiện, trình tự và thủ tục mà pháp luật Việt Nam đưa ra. Vậy người nước ngoài ở Việt Nam cần giấy tờ gì? Điều kiện và thủ tục nhập cảnh ra sao? Hãy cùng Luật Hùng Sơn làm rõ hơn vấn đề này qua việc lý giải câu hỏi dưới đây!
Câu hỏi: Người nước ngoài ở Việt Nam cần những giấy tờ gì? Và điều kiện để người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam như thế nào? Thủ tục nhập cảnh ra sao?
1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ Điều 20 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định về điều kiện nhập cảnh như sau:
Điều 20. Điều kiện nhập cảnh
Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.
Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;
2. Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
- Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
- Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
- Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
- Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
- Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
- Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
- Vì lý do thiên tai.
- Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. do thiên tai.
- Lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Để có thể sinh sống và làm việc lâu dài ở Việt Nam, bạn cần đăng ký tạm trú hay thường trú. Việc đăng ký này tuân thủ theo các điều 31, 37, 39, 40, 41 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. Cụ thể như sau:
Điều 31. Chứng nhận tạm trú
1. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh bằng hình thức đóng dấu vào hộ chiếu hoặc đóng dấu vào thị thực rời với thời hạn như sau:
a) Thời hạn tạm trú cấp bằng thời hạn thị thực; trường hợp thị thực còn thời hạn không quá 15 ngày thì cấp tạm trú 15 ngày; trường hợp thị thực có ký hiệu ĐT, LĐ thì cấp tạm trú không quá 12 tháng và được xem xét cấp thẻ tạm trú;
b) Đối với người được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì thời hạn tạm trú cấp theo quy định của điều ước quốc tế; nếu điều ước quốc tế không quy định thời hạn tạm trú thì cấp tạm trú 30 ngày;
c) Đối với người được miễn thị thực vào khu kinh tế cửa khẩu thì cấp tạm trú 15 ngày; vào đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt thì cấp tạm trú 30 ngày;
d) Đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thì cấp tạm trú 15 ngày;
đ) Đối với người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú còn giá trị sử dụng thì không cấp tạm trú.
2. Người nước ngoài được tạm trú tại Việt Nam trong thời hạn chứng nhận tạm trú được cấp.
3. Thời hạn tạm trú có thể bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ hoặc rút ngắn trong trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.
Ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận tạm trú, tùy theo nhu cầu bạn có thể làm thêm thủ tục cấp thẻ tạm trú tại Điều 37 của Luật này:
Điều 37. Thủ tục cấp thẻ tạm trú
1. Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;
2. Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
3. Hộ chiếu;
4. Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại Điều 36 của Luật này.
Dựa vào quy định tại Điều 39, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, các trường hợp được xét cho thường trú bao gồm:
1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
Theo Điều 40 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về điều kiện xét cho thường trú như sau:
1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
3. Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.
Về thủ tục đề nghị cho thường trú được quy định tại Điều 41 của Luật này, hồ sơ nộp lên cơ quan quản lý xuất nhập cảnh bao gồm:
Điều 41. Thủ tục giải quyết cho thường trú
1. Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin thường trú;
b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;
e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.
Điều kiện và thủ tục cần có cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam
2. Luật sư tư vấn trả lời
Theo quy định trên, nếu như các bạn đáp ứng đủ điều kiện nhập cảnh tại Điều 20 và không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh tại Điều 21 sẽ được nhập cảnh vào Việt Nam.
Sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, bạn cần thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận tạm trú tại các đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh. Từ đó, họ sẽ đóng dấu chứng nhận cho phép bạn tạm trú vào hộ chiếu. Hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh sẽ cho bạn vào thị thực rời với thời hạn tạm trú bằng thời hạn thị thực. Đối với trường hợp thị thực có ký hiệu ĐT, LĐ cần cấp tạm trú không quá 12 tháng và sẽ xem xét cấp thẻ tạm trú. Theo đó, chứng nhận tạm trú sẽ được quy định tại Điều 31 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm thường trú tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện tại Điều 40 của Luật Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. Từ đó, việc làm hồ sơ thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam theo Điều 41 của Luật này cũng sẽ dễ dàng hơn.
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết người nước ngoài ở Việt Nam cần giấy tờ gì? Điều kiện và hồ sơ thủ tục cần có để nhập cảnh là gì? Trong trường hợp có bất cứ vướng mắc nào về nội dung nêu trên, các bạn hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn qua hotline 0964 509 555 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023