Nghĩa vụ trả tiền của hợp đồng vay

Gia đình tôi có 5 người( cha, mẹ, em trai, Bà ngoại và tôi). Cha mẹ tôi có tài sản chung là 1000m2 đất thổ cư. Cha tôi đã từng ở tù cách đây 10 năm trước vì tội chiếm đoạt tài sản. Từ đó đến giờ ông ấy rất ít khi nuôi 2 chị em chúng tôi đi học. Một mình mẹ tôi lo mọi chuyện trong nhà. Khoảng 3 năm trước ông ấy bỏ đi biệt tích.

Quảng cáo

Điều tôi lo sợ là sau này khi ổng về sẽ kéo theo chủ nợ. Tôi muốn hỏi luật sư nếu chủ nợ họ đòi gia đình tôi có cách nào để tránh việc trả nợ không? Vì tiền đó gia đình tôi không ai sử dụng 1 mình cha tôi tiêu sài. Khi kiện ra tòa gia đình tôi có cách nào thắng kiện không? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý luật sư. Tôi cảm ơn.

lightbulb Tư vấn của Luật Hùng Sơn

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Luật Hùng Sơn. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về nghĩa vụ trả nợ.

Căn cứ điều 430  Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

Quảng cáo

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo bạn trình bày, bố bạn chính là người vay và số tiền đã vay được sử dụng cho mục đích cá nhân của bố bạn, đây là khoản vay giữa cá nhân bố bạn và bên cho vay, không hề liên quan gì đến mẹ bạn hay bạn. Vì vậy, nghĩa vụ trả khoản nợ này thuộc về bố bạn. Bên cho vay chỉ có quyền yêu cầu bố bạn trả nợ chứ không có quyền yêu cầu những thành viên khác trong gia đình bạn. Theo đó, nếu bên cho vay khởi kiện đòi tiền thì bị đơn, người phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cũng chỉ có bố bạn.

Thứ hai, về tài sản chung là 1000m2 đất thổ cư của bố mẹ bạn

Vì mảnh đất là tài sản chung nên bố và mẹ bạn đều có quyền sở hữu đối với mảnh đất này. Bố bạn sẽ không có quyền bán cả mảnh đất này đi nếu như không được mẹ bạn đồng ý vì bố bạn chỉ có quyền đối với một phần mảnh đất.  Bố mẹ bạn có thể thỏa thuận chia mảnh đất là tài sản chung này, nếu không thỏa thuận được thì bố mẹ bạn có thể yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Mảnh đất có thể được chia đôi hoặc chia chênh lệch theo tỷ lệ khác phụ thuộc vào khả năng đóng góp cho tài sản của cả hai bên. Mẹ bạn có thể dựa trên căn cứ bố bỏ đi biệt tích nhiều năm, không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng các con và một mình mẹ bạn thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng các con để yêu cầu Tòa án phân chia cho mẹ bạn phần đất nhiều hơn bố.

Căn cứ theo quy định tại điều 40 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:

“1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.”

Sau khi đã chia xong thì phần được chia sẽ là tài sản riêng của bố bạn và bố bạn có thể sử  dụng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn