Nên xử lý như thế nào khi người vay tiền không có khả năng trả nợ?

Trên thực tế, việc họ hàng, hàng xóm hay bạn bè của bạn, đôi lúc sẽ phải vay tiền của bạn. Tuy nhiên, điều trắc trở hay gặp phải ở đây là người vay tiền lại rơi vào trường hợp khốn khó, không có khả năng trả nợ cho bạn. Vậy, việc bạn cần làm ở đây là gì? Phải xử lý như thế nào để đảm bảo quyền lợi của bạn khi người vay tiền không có khả năng trả nợ cho bạn? Nếu bạn đang rơi vào trường hợp chúng tôi nêu trên, hãy tham khảo bài viết dưới đây của công ty luật Hùng Sơn để có thể tìm được cách xử lý tốt nhất cho chính bạn.

Quảng cáo

1. Nên xử lý như thế thế nào nếu người vay không có khả năng trả nợ?

– Theo quy luật tự nhiên thì có vay có trả, có nghĩa là trả tiền là nghĩa vụ bắt buộc mà người vay phải thực hiện sau khi vay. Trên thực tế xảy ra những trường hợp hết sức éo le, mặc dù có bản án của Tòa án nhưng khi người vay lại không còn tài sản để trả nợ. Vậy lúc này chủ nợ cần phải làm gì để quyền lợi của mình được bảo đảm?

– Đầu tiên, người cho vay phải tiến hành khởi kiện người vay, nộp đơn tới cơ quan chức năng có thẩm quyền, cụ thể là Tòa án nhân dân để Tòa đưa ra các phán quyết để yêu cầu con nợ phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả.

>>> Mẫu giấy cho vay tiền mới nhất

người vay tiền không có khả năng trả nợ

2. Nếu đã có bản án của Tòa rồi, nhưng người vay cố tình không trả thì làm gì?

Trong trường hợp người vay cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì chủ nợ có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tiến hành cưỡng chế để thu hồi tài sản.

Cụ thể, tại Điều 78 của Luật Thi Hành án dân sự có quy định về trường hợp này như sau::

Quảng cáo

– Trừ vào các khoản thu nhập của người phải thi hành án. Theo đó, thu nhập của người phải thi hành án bao gồm các khoản tiền như tiền công, tiền lương, tiền trợ cấp mất sức lao động, tiền lương hưu và thu nhập hợp pháp khác.

Việc tiến hành trừ vào thu nhập của người phải thi hành án sẽ được thực hiện trong những trường hợp dưới đây:

  • Theo thỏa thuận của 2 bên đương sự;
  • Bản án hoặc quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người vay;
  • Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.
  • Chấp hành viên tiến hành ra quyết định trừ vào các khoản thu nhập của người phải thi hành án. Theo đó, mức cao nhất được phép trừ vào tiền công, tiền lương, trợ cấp. tiền hưu sẽ là 30% trên tổng số tiền mà người phải thi hành án được nhận hàng tháng. Còn đối với các khoản thu nhập khác thì mức khấu trừ sẽ tính dựa trên các căn cứ thu nhập thực tế của người đó, tuy nhiên phải đảm bảo về điều kiện sinh hoạt tối thiểu và điều kiện người được nuôi dưỡng của người đó theo quy định của pháp luật.

– Tóm lại, trước hết người cho vay nên tiến hành khởi kiện dân sự để bắt người vay phải trả tiền cho mình. Sau đó Tòa án sẽ ra một bản án phán quyết xem nghĩa vụ trả nợ của con nợ là bao nhiêu và bao giờ. Tuy nhiên, hai bên có thể thỏa thuận đối với phương thức trả nợ dựa trên bản án ( trường hợp tự nguyện thi hành), còn nếu con nợ vẫn cố tình không trả thì chủ nợ làm đơn đến cơ quan Thi hành án dân sự để cơ quan này tiến hành cưỡng chế, cụ thể sẽ cho áp dụng biện pháp khấu trừ dựa trên thu nhập hàng tháng cho đến khi con nợ trả dứt nợ.

– Tuy nhiên, thu nhập của một người không phải lúc nào cũng đều đặn và rõ ràng. Do đó, biện pháp khấu trừ này không phải lúc nào cũng có tác dụng. Nếu rơi vào trường hợp không may thì người cho vay đành phải chấp nhận chờ đợi rất lâu

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Hùng Sơn và Cộng Sự, mong bài viết này sẽ đem đến cho quý độc giả những thông tin cần thiết nhất có thể

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn