Hiện nay có thể thấy xu hướng của mọi nhà là mua hàng qua mạng vừa thuận tiện cho việc lựa chọn, cũng như không phải tốn quá nhiều thời gian cho việc đi lại. Tuy nhiên, tình trạng mọi người hay gặp phải đó là trả khoản tiền khá đắt nhưng mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng so với hình mẫu trên mạng, hoặc trường hợp người tiêu dùng chuyển khoản trước cho người bán nhưng lại không nhận được hàng,…Vì vậy, người tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề mua hàng online bị lừa đảo thì làm thế nào và ai là người chịu trách nhiệm? Và hình thức xử phạt đối với người bán là gì?
1. Mua hàng online bị lừa đảo thì làm thế nào?
♦ Người bán hàng qua mạng thường có những hành vi dưới đây:
Người bán hàng có thủ đoạn gian dối, tức là người bán hàng đã đưa ra các thông tin nhưng không đúng sự thật đối với hàng hóa đó, người bán hàng cố ý giới thiệu hàng hóa làm cho người mua hiểu sai lệch về sản phẩm nhằm mục đích để người mua tin tưởng, muốn mua và chấp nhận mua sản phẩm đó với giá cả không rẻ. Như vậy, theo Điều 127 của Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch dân sự giữa hai bên bị vô hiệu do bị lừa dối sẽ có quyền yêu cầu Tòa án tiến hành tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Lừa đối trong giao dịch dân sự được hiểu là hành vi cố ý nhằm làm cho bên còn lại hiểu sai về tính chất, chủ thể của đối tượng hoặc của nội dung trong giao dịch dân sự để cho họ xác lập giao dịch đó.
Do đó, bạn có thể yêu cầu Tòa án tiến hành tuyên bố giao dịch dân sự của mình và bên bán hàng online là vô hiệu. Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định theo Điều 131 của Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể:
- Kể từ thời điểm giao dịch dân sự được xác lập thì giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm thay đổi, phát sinh hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên giao kết phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và đặc biệt phải hoàn trả lại cho nhau những gì mà các bên đã nhận.
- Trường hợp nếu các bên không thể hoàn trả lại được bằng hiện vật thì bắt buộc phải trị giá thành tiền để hoàn trả lại.
Xem thêm >>> Mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
2. Hình thức xử phạt đối với người bán hàng qua mạng có hành vi lừa đảo:
– Trường hợp nếu người bán có ý định lừa dối ngay từ đầu với số tiền người bán đã nhận được là từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc quy định theo luật thì hành vi này của người bán hàng qua mạng có thể cấu thành đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ: bạn mua online chiếc điện thọai với giá 5 triệu được người bán quảng cáo là hàng mới và có hạn bảo hành 2 năm, tuy nhiên khi nhận được hàng lại là chiếc điện thoại cũ và hết hạn bảo hành, bạn phản hồi lại cho người bán để đòi lại tiền nhưng người bán đã chặn bạn với tất cả các cách thức liên lạc. Như vậy, cho thấy người bán đã có ý định lừa dối ngay từ đầu và có thể bị xử lí hình sự
– Theo Điều 174 tại Bộ luật hình sự 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định như sau:
“Người nào dùng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, tài sản có trị giá từ 2triệu- 50 triệu đồng hoặc có trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp theo Điều 174 thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”
– Như vậy, cho thấy hành vi của người bán hàng qua mạng kể trên là hành vi lừa đảo và hành vi này đã cấu thành tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người mua hàng. Theo đó, người bán hàng này có thể sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù.
– Tóm lại, nếu bạn mua hàng qua mạng và bị người bán hàng lừa đỏa thì có thể trình báo việc này đến cơ quan có thẩm quyền để họ có thể giải quyết quyền lợi cho chính bạn. Tuy nhiên, trước tiên bạn phải thu thập đủ bằng chứng để chứng minh việc mua bán giữa bạn và bên bán hàng như các hóa đơn mà bạn đã chuyển khoản cho bên bán, tin nhắn qua điện thoại hoặc qua mạng giữa hai bên,… Nếu còn vấn đề thắc mắc liên quan về mua bán hàng qua mạng bị lừa đảo có thể liên hệ công ty luật Hùng Sơn bất cứ lúc nào