Lý lịch tư pháp xin việc làm? Lý lịch tư pháp xin việc làm là một loại giấy tờ quan trọng và không thể thiếu trong hồ sơ xin việc làm. Vậy, pháp luật hiện hành quy định như thế nào về lý lịch tư pháp xin việc làm? Thủ tục thực hiện lý lịch tư pháp xin việc làm như thế nào? Chi phí bao nhiêu? Bài viết sau của Luật Hùng Sơn sẽ tư vấn cho bạn những vấn đề liên quan.
Lý lịch tư pháp là gì?
Theo quy định của Luật lý lịch tư pháp 2009, có thể hiểu, lý lịch tư pháp là các yếu tố nhân thân, gia đình, quá khứ và hiện tại,… của một cá nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, cá nhân không bị cấm hay bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Phiếu lý lịch tư pháp xin việc làm là loại nào?
Hiện tại, tại Khoản 1 Điều 41 Luật lý lịch tư pháp 2009, pháp luật quy định 02 loại phiếu lý lịch tư pháp: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2. Khác với phiếu lý lịch tư pháp số 2 là loại phiếu được cấp cho đối tượng như cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân thì phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp là loại phiếu được cấp cho đối tượng là cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam) và cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội. Mục đích của phiếu lý lịch tư pháp số 01 là để hoàn thiện hồ sơ cá nhân, phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Cũng theo quy định của Luật lý lịch tư pháp 2009, do mục đích khác nhau nên nội dung ghi trong hai loại phiếu trên cũng có sự khác nhau. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 chỉ ghi những án tích chưa được xóa (những án tích đã được xóa không ghi vào), phiếu số 1 cũng không ghi thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu. Trong khi đó, phiếu lý lịch tư pháp số 2 ghi đầy đủ các thông tin của cá nhân.
Do đó, phiếu lý lịch tư pháp dùng để xin việc là loại phiếu lý lịch tư pháp số 1. Khi có nhu cầu lấy phiếu lý lịch tư pháp để xin việc thì cá nhân yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 cho mình.
Hồ sơ xin lý lịch tư pháp xin việc làm gồm những gì?
Thành phần hồ sơ để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 nhằm mục đích xin việc làm được quy định tại Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009. Đối với cá nhân xin việc làm có nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– 01 tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu kèm theo tại Thông tư số 03/2013/TT-LLTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;
– 01 bản chụp giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu;
– 01 bản chụp sổ hộ khẩu/giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú.
Thủ tục yêu cầu xin lý lịch tư pháp xin việc làm theo phương thức trực tiếp
Để được cấp phiếu lý lịch tư pháp xin việc làm thì người yêu cầu có thể thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ theo phương thức là trực trực tiếp, theo những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ với những thành phần như trên đã trình bày.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, với 2 trường hợp sau:
+ Nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú nếu là công dân Việt Nam; nếu không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.
+ Nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú nếu là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; nếu đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Bước 3: Theo dõi và nhận kết quả phiếu lý lịch tư pháp.
Thủ tục xin lý lịch tư pháp xin việc làm trực tuyến
Bước 1: Cá nhân có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp xin việc làm truy cập vào trang website cấp phiếu lý lịch tư pháp để thực hiện nộp hồ sơ.
+ Nhập các thông tin cần thiết theo yêu cầu, sau đó in tờ khai và ký tên;
+ Scan và tải lên các giấy tờ sau: 01 tờ khai vừa in và ký tên; 01 hộ khẩu/giấy chứng nhận tạm trú; 01 chứng minh thư/căn cước công dân/hộ chiếu; 01 giấy chứng nhận hộ nghèo, người khuyết tật,…. (nếu có);
+ Lựa chọn hình thức nộp hồ sơ bản giấy thông qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan cấp lý lịch tư pháp. Nếu nộp trực tiếp thì sẽ được cấp mã số hồ sơ theo dõi để tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp như các bước của quy trình trường hợp 1.
Bước 2: Nếu lựa chọn hình thức nộp và nhận hồ sơ qua bưu điện thì tiếp tục thực hiện như sau:
+ Nhấn tải hồ sơ lên và lựa chọn đơn vị chuyển phát phù hợp;
+ Nhập các thông tin về địa chỉ nơi nộp hồ sơ, nơi nhận kết quả;
+ Thanh toán lệ phí nhà nước và chi phí chuyển phát cho bên đơn vị vận chuyển để tổ chức này thực hiện việc lấy hồ sơ – giao nộp hồ sơ và trả hồ sơ theo yêu cầu.
Bước 3: Nhận kết quả
Kết quả sẽ được gửi về địa chỉ của người yêu cầu thực hiện cấp phiếu.
Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Sơn về các vấn đề liên quan đến việc cấp lý lịch tư pháp xin việc làm theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tốt hơn thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Trân trọng./.
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2024 - 15/06/2024
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 15/06/2024
- Thông báo chương trình khuyến mại sở công thương - 15/06/2024