logo

Các lỗi vi phạm bị tạm giữ xe đạp theo quy định

Ngoài việc bị xử phạt hành chính khi vi phạm giao thông, để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm, người tham gia giao thông còn có thể bị tạm giữ phương tiện. Vậy theo Nghị định mới nhất hiện nay những lỗi vi phạm bị tạm giữ xe đạp là gì? Thủ tục lấy xe tạm giữ như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây của công ty Luật Hùng Sơn.

Quảng cáo

Trường hợp nào bị tạm giữ phương tiện

Theo quy định của Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì việc tạm giữ phương tiện chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết. Cụ thể 03 trường hợp bị tạm giữ phương tiện như sau:

– Thứ nhất, để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ phương tiện thì không có căn cứ để ra quyết định xử phạt;

– Thứ hai, để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ phương tiện sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

– Thứ ba, để bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt với hình thức phạt tiền cho đến khi tổ chức, cá nhân vi phạm nộp tiền phạt xong.

Tuy nhiên, để việc tạm giữ phương tiện là hợp pháp thì khi tạm giữ phương tiện, bắt buộc phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, chủng loại, số lượng, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ. Đồng thời, trong biên bản tạm giữ phương tiện phải có chữ ký của người vi phạm và người ra quyết định tạm giữ.

Khi phương tiện bị tạm giữ, chủ phương tiện phải trả phí bến bãi,  chi phí lưu kho, phí bảo quản phương tiện… trong khoảng thời gian phương tiện bị tạm giữ.

lỗi vi phạm tạm giữ xe đạp

Lỗi vi phạm nào bị tạm giữ xe đạp

Theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm giao thông thì phương tiện có thể bị tạm giữ. Thời gian tạm giữ tối đa là đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Cũng tại điều này đã nêu ra các lỗi vi phạm bị tạm giữ xe đạp, cụ thể gồm các lỗi sau:

– Điều khiển xe trên đường có nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở hoặc chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu (điểm q khoản 1 Điều 8)

– Điều khiển xe trên đường có nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam – 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu (điểm e khoản 3 Điều 8);

– Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc bảo trì, quản lý đường cao tốc (điểm a khoản 4 Điều 8);

– Điều khiển xe trên đường có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc vượt quá 80 miligam/100 mililít máu (điểm c khoản 4 Điều 8);

– Không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ về việc kiểm tra về nồng độ cồn (điểm d khoản 4 Điều 8);

Quảng cáo

Thủ tục lấy xe bị tạm giữ

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA thì trình tự và thủ tục trả lại phương tiện bị tạm giữ gồm các bước sau:

– Việc trả lại phương tiện bị tạm giữ phải được người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ ra quyết định trả lại phương tiện bằng văn bản.

– Khi trả lại phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ bảo quản phương tiện, quản lý phương tiện phải:

+ Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân/ CCCD và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.

Người đến nhận lại phương tiện phải là người vi phạm có phương tiện bị tạm giữ hoặc người đại diện của tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ phương tiện vi phạm. Nếu những người trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

+ Yêu cầu người đến nhận lại phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, đặc điểm, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, ký hiệu, số hiệu, xuất xứ, số khung, số máy, năm sản xuất, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.

+ Lập biên bản trả lại phương tiện bị tạm giữ.

Thời gian tạm giữ phương tiện là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà cần tiến hành xác minh thì thời gian tạm giữ phương tiện có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Vì vậy, khi hết thời gian tạm giữ phương tiện, người vi phạm đến địa điểm được ghi trên quyết định tạm giữ phương tiện để nhận lại phương tiện của mình. Khi đi cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây: Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân), giấy tờ xe, Quyết định tạm giữ phương tiện.

Mức phí trông giữ xe vi phạm giao thông

Theo quy định tại điều 10 Thông tư 47/2014/TT-BCA, khi đến nhận lại phương tiện, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp phí bến bãi, phí lưu kho, phí bảo quản phương tiện trong thời gian bị tạm giữ. Luật Phí và lệ phí 2015 đã quy định phí trông giữ xe là một loại phí thuộc danh mục các dịch vụ, các sản phẩm chuyển từ phí dịch vụ sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá. Theo Nghị định 149/2016/NĐ-CP thì giá cụ thể đối với dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ do UBND cấp tỉnh quy định.

Chẳng hạn, hiện nay, theo quy định tại Quyết định 44/2017/QĐ-UBND thì giá giữ xe vi phạm giao thông tại Hà Nội như sau:

Nội dung thu Đơn vị tính Mức thu
– Xe lam, xe máy đồng/xe/ngày đêm 8.000
– Xe đạp, xe máy điện, xe đạp điện, xe xích lô đồng/xe/ngày đêm 5.000
– Xe tải từ 2 tấn trở xuống và Xe ô tô đến 9 ghế ngồi  đồng/xe/ngày đêm 70.000
– Xe tải trên 2 tấn trở lên và Xe từ 10 ghế ngồi trở lên đồng/xe/ngày đêm 90.000

Trong trường hợp có quyết định tịch thu phương tiện bị tạm giữ thì phí trông giữ sẽ căn cứ vào loại xe; trọng tải xe; thời gian trông giữ xe: địa điểm trông giữ xe; số ghế xe ô tô chở người;….”

Hy vọng rằng những thông tin trên của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết những vướng mắc về vấn đề lỗi vi phạm bị tạm giữ xe đạp. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến quy định pháp luật về vấn đề vướng mắc bạn gặp phải, bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật Hùng Sơn 1900.6518  để được giải đáp.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn