Chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với thuật ngữ lao động công ích. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu cặn kẽ khái niệm lao động công ích là gì? Đó cũng là lý do nhiều người cho rằng hình thức này chỉ áp dụng cho thanh niên, người trẻ có sức khỏe hoặc có khả năng lao động vi phạm hành chính. Thực tế như thế nào? Mời các bạn cùng Luật Hùng Sơn lý giải ở bài viết dưới đây nhé!
1. Lao động công ích là gì?
Lao động công ích là lao động thực hiện những công việc vì lợi ích cộng đồng và không đòi hỏi sự trả công. Các công việc đó bao gồm nghĩa vụ lao động hàng năm và lao động khi có thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, lao động công ích là nghĩa vụ của mỗi công dân. Do đó, công dân Việt Nam (đối với nam từ 18-45 tuổi, nữ từ 18-35 tuổi) đều phải thực hiện nghĩa vụ lao động công ích 10 ngày/1 năm. Trong trường hợp người có nghĩa vụ lao động công ích không thể tham gia trực tiếp thì có thể đóng 1 khoản tiền nhất định vào công quỹ.
Lao động công ích là làm những việc vì cộng đồng và không đòi trả ơn
Các đối tượng trong diện phải thực hiện nghĩa vụ lao động công ích trong một số trường hợp nhất định có thể được miễn thực hiện theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ai có nghĩa vụ này cũng có thể được miễn thực hiện trong một vài trường hợp mà pháp luật quy định. Để công dân tham gia lao động công ích, nhà nước đã đưa ra khuyến nghị và tạo điều kiện thuận lợi hết mức có thể.
2. Những người được miễn lao đông công ích
Các đối tượng được miễn lao động công ích bao gồm:
- Cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân.
- Công nhân, công chức quốc phòng và những cán bộ làm việc ở xã, huyện biên giới, vùng sâu vùng xa, hải đảo tại các xã, huyện, tỉnh được nhà nước công nhận là miền núi, vùng cao. Các công nhân, công chức quốc phòng sửa chữa lưu động chuyên nghiệp.
- Quân nhận xuất ngũ hiện đang đăng ký ở ngạch dự bị hạng một.
- Các thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chính sách như thương binh.
- Cha, mẹ, vợ, chồng của liệt sĩ, những người có công nuôi liệt sĩ.
- Những người giữ chức sắc tôn giáo chuyên nghiệp theo đúng quy định của Ban Tôn giáo Chính phủ.
- Những người mắc bệnh tâm thần, động kinh hay có nhược điểm về thể chết được các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viên huyện cấp huyện, bệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bệnh viện trung ương hay bệnh viện ngành kết luận sẽ không có khả năng lao động.
- Những người bị suy giảm khả năng lao động (>21%). Còn đố với những trường hợp ít hơn tỷ lệ này vẫn phải thực hiện nghĩa vụ lao động công ích tại địa phương hàng năm cho đến khi hết 45 tuổi.
Công an giao thông được miễn lao động công ích
3. Các trường hợp tạm miễn lao động công ích
Các đối tượng thuộc diện thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm nhưng được tạm miễn thực hiện khi thuộc một trong những trường hợp sau:
- Đối tượng đang điều dưỡng, điều trị; người duy nhất trong gia đình được chăm sóc thân nhân bị ốm nặng;
- Cha, mẹ, vợ, chồng của quân nhân tại ngũ có hoàn cảnh khó khăn được UBND xã, phương, thị trấn chứng nhận;
- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ <36 tháng tuổi;
- Nam giới đã ly hôn hoặc vợ chết đang trực tiếp nuôi con nhỏ <36 tháng tuổi;
- Đối tượng trực tiếp nuôi dưỡng hay phục vụ thương binh, bệnh binh nặng, người tàn tật bị mất khả năng lao động >81%;
- Những người thuộc lực lượng nòng cốt của dân quân tự vệ;
- Các cán bộ công chức nhà nước được điều động tới làm việc có thời hạn ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng núi, vùng cao;
- Thanh niên xung phong, tình nguyện đang làm nhiệm vụ được giao việc bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đối tượng là lao động duy nhất trong gia đình hiện đang nuôi người khác chưa tới độ tuổi hoặc không có khả năng lao động;
- Những người trong hộ gia đình được UBND cấp xã xác nhận thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn mực do Chính phủ quy định;
- Trưởng, phó công an xã, trưởng thôn xóm, công an viên;
- Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên, thực tập sinh, học sinh học tập trung dài hạn ở các tường đại học, học viên, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng dạy nghề thuộc hệ thống giao dịch quốc dân, các trường đào tạo tôn giáo, học sinh phổ thông; những người đang dạy và học để xóa mù chữ;
- Đối tượng đang công tác, học tập và lao động ở nước ngoài.
Thanh niên tình nguyện đang làm nhiệm vụ được tạm miễn lao động công ích
4. Thẩm quyền huy động lao động công ích
Việc huy động công dân lao động công ích theo nghĩa vụ mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra đúng kế hoạch và mục đích nhằm đảm bảo tính công bằng, tiết kiệm và đạt được hiệu quả vô cùng thiết thực.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định bằng văn bản nhằm huy động công dân thực hiện nghĩa vụ lao động công ích. Trong những trường hợp cấp thiết xảy ra như thiên tai, dịch bênh, hỏa hoạn, người có thẩm quyền sẽ được huy động trưc tiếp bằng lời nói. Thời gian huy động chậm nhất sau 24 giờ tính từ khi có quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Trong các trường hợp cấp thiết, hẩm quyền quyết định huy động nghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng xảy ra khi nó ảnh hưởng lớn tới kinh tế xã hội. Hoặc trong những trường hợp cấp thiết tác động nguy hiểm tới môi trường sinh thái thuộc phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc TW hay trong 1 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương những lại vượt quá khả năng giải quyết của cấp tỉnh;
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định huy động trong các trường hợp cấp thiết thuộc phạm vi nhiều quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hay trong 1 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tuy nhiên những trường hợp này lại vượt quá khả năng giải quyết của cấp huyện;
- Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định huy động khi cấp thiết thuộc phạm vi nhiều xã, phường, thị trấn hay trong 1 xã, phường, thị trấn nhưng lại vượt quá khả năng giải quyết của cấp xã;
- Chủ tịch UBND cấp xã quyết định huy động trong các trường hợp cấp thiết xảy ra thuộc phạm vi xã, phường, thị trấn.
Nếu không tự giải quyết được thì chủ tịch UBND phải báo cáo ngay lên cấp trên để được giải quyết kịp thời.
5. Chế độ với người lao động công ích là gì?
Để lý giải câu hỏi này, mời các bạn tìm hiểu nội dung dưới đây!
- Những người trực tiếp lao động đều phải thực hiện nghĩa vụ lao động công ích cách xa nơi cư trú. Nếu như không có đủ điều kiện đi, về mỗi ngày, đơn vị sử dụng (với lao động công ích hàng năm) hay cơ quan quyết định huy động (với các trường hợp cấp thiết) bố trí địa điểm nghỉ, hỗ trợ đi lại hay thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về cho họ.
- Đối tượng thực hiện nghĩa vụ lao động công ích trong các trường hợp cấp thiết được bồi dưỡng. Một ngày làm việc mức bồi dưỡng bằng với tiền lương ở mức tối thiểu chung. Nếu làm việc vào ban đêm trong khoảng thời gian từ 22h-6h sáng sẽ được gấp đôi tiền bồi dưỡng. Trong trường hợp làm việc ở nơi có yếu tố độc hai và nguy hiểm sẽ được trang bị những phương tiện bảo hộ lao động. Đồng thời họ sẽ được bồi dưỡng như những người lao động làm việc cùng môi trường trong khu vực sản xuất, kinh doanh.
Các chế độ mà người lao động công ích được hưởng
Những chế độ bồi dưỡng được tính theo số giờ làm việc thực tế hàng ngày. Thời gian làm việc từ 2-4h được tính là nửa ngày. Làm việc từ 4-8h được tính là cả ngày. Nếu phải làm thêm giờ thì sẽ được tính gấp đôi số giờ làm thêm.
Bên cạnh chế độ bồi dưỡng quy định, đối tượng thực hiện nghĩa vụ lao động công ích trong các trường hợp cấp thiết cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về mỗi ngày sẽ được hỗ trợ tiền ăn. Với khoản hỗ trợ UBND cấp tỉnh nơi xảy ra tình trạng cấp thiết theo quy định.
Những người trực tiếp lao động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp bị tai nạn lao động sẽ được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu cho tới khi điều trị thương tật ổn định. Nếu người bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động sẽ được xét trợ cấp tùy vào mức độ suy giảm khả năng lao động. Trong trường hợp người bị tai nạn chết, kể cả lần đầu điều trị bị chết thì người trực tiếp lo mai táng sẽ được nhận tiền mai táng. Đồng thời, gia đình và nhân thân của người đó cũng được trợ cấp một lần.
Chính phủ cũng có quy định vụ thể về chi phí y tế, tiền mai táng và những chế độ trợ cấp như sau:
- Đối tượng bị ốm đau trong khi trực tiếp thực hiện lao động công ích, trong trường hợp có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo đúng quy định của Điều lệ bảo hiểm y tế. Những người chưa tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hưởng quyền giống như người có rồi. Ngoại trừ trường hợp ốm đau khi thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm ở công trình của xã, phường, thị trấn.
- Những đối tượng dũng cảm cứu người, tài sản sản của nhà nước, của nhân dân hay đấu tranh chống tội phạm khi thực hiện nghĩa vụ lao động công ích. Nếu như họ bị thương và mất nhiều hơn 21% khả năng lao động sẽ được xét hưởng chính sách giống như thương binh. Trong trường hợp hy sinh sẽ được xét công nhận là liệt sĩ.
- Đối tượng đi lao động thay cho người có nghĩa vụ lao động công ích hàng năm phải có trách nhiệm và được hưởng những quyền lợi giống như người trực tiếp lao động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích.
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết lao động công ích là gì và những vấn đề liên quan. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới lao động công ích nói riêng và luật pháp nói chung, hãy liên hệ ngày với Luật Hùng Sơn để được giải đáp nhanh chóng và tận tình nhé!