Thống kê cho thấy mạng lưới sông ngòi tự nhiên của Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn và được phân bố đều trên cả nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh doanh vận tải đường thủy. Vậy điều kiện và thủ tục để đăng ký kinh doanh vận tải đường thủy là gì?
A/ Điều kiện để kinh doanh vận tải đường thủy trong nước:
1. Đơn vị muốn kinh doanh về ngành vận tải đường thủy cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Có đăng ký kinh doanh về ngành vận tải đường thủy trong nước;
- Có các phương tiện đảm bảo an toàn và phù hợp với môi trường, phương án, hình thức kinh doanh của doanh nghiệp;
- Các thuyền viên phải có chứng nhận chuyên môn như bằng hay chứng chỉ đúng quy định. Ngoài ra thuyền viên còn phải đảm bảo đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn của bộ y tế;
- Thuyền viên và các nhân viên phục vụ trong ngành đường thủy cần có hợp đồng lao động theo mẫu của bộ lao động thương binh và xã hội;
- Doanh nghiệp phải mua bảo hiểm cho hành khách và người thứ ba.
Xem thêm >>> Thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải gồm những gì?
2. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo đường thủy:
- Thỏa mãn các điều kiện quy định trong nghị định 110/2014/NĐ-CP của chính phủ;
- Có văn bản chấp thuận khai thác tuyến, lộ trình hoạt động của cơ quan có thẩm quyền nơi công ty nộp đơn đăng ký vận tải hành khách theo tuyến cố định;
- Nhân viên trên phương tiện phải có nghiệp vụ và hiểu biết về các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải hành khách theo quy định của nhà nước;
- Người điều hành phải là người có trình độ chuyên môn vận tải trung cấp, cao đẳng trở lên.
- tàu thuyền cần có nơi neo đậu phù hợp với phương án vận hành, khai thác tuyến và đáp ứng các yêu cầu về an toàn giao thông cũng như phòng cháy chữa cháy;
- Mỗi phương tiện khi hoạt động từ bờ ra đảo hoặc ngược lại phải có thiết bị nhận dạng tự động;
- Công ty cần bố trí bộ phận riêng chuyên theo dõi quản lý điều kiện về an toàn giao thông.
B/ Quy trình thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Thông báo bằng văn bản về việc thay đổi bổ sung ngành kinh doanh vận tải trong nước;
- Biên bản họp cổ đông công ty hoặc các thành viên hội đồng về việc bổ sung ngành kinh doanh;
- giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện về mặt pháp luật của công ty;
- Quyết định của cổ đông, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của các nội dung trong hồ sơ. Trường hợp phát hiện sai sót như sai thông tin hoặc thiếu giấy tờ tài liệu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị nộp hồ sơ bổ sung và chỉnh sửa kịp thời trong vòng 01 ngày làm việc.
- Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép trong nước cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận kết quả bổ sung ngành nghề kinh doanh đường thủy.
Kết quả sau khi hoàn tất các thủ tục, quy trình trên là giấy xác nhận bổ sung hoạt động kinh doanh ngành vận tải đường thủy nội địa.
Để nhanh chóng hoàn thành các thủ tục để kinh doanh vận tải đường thủy cho doanh nghiệp, bạn nên tìm đến một đơn vị chuyên giải quyết các vấn đề pháp lý như luật Hùng Sơn. Là một đơn vị có uy tín hàng đầu về việc xin cấp phép kinh doanh hoặc giải quyết các tranh chấp doanh nghiệp _ chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng các dịch vụ chất lượng và nhanh chóng tiết kiệm thời gian cũng như chi phí nhất có thể. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc và tư vấn kịp thời, chính xác.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cập nhật mới nhất - 25/05/2023
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm mới nhất - 24/05/2023