Thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải gồm những gì?

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 07-09-2019 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 2413 Lượt xem

Ngày nay, mọi người có nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa ngày càng nhiều nên ngành công nghiệp vận tải đang là một lĩnh vực tiềm năng trong năm 2019. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải gồm những gì?

Quảng cáo

Khách hàng phải dựa vào phạm vi kinh doanh, mức vốn ban đầu để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp như: hộ kinh doanh, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân hay công ty cổ phần. Khách hàng có thể liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để được giải đáp mọi thắc mắc về các loại hình doanh nghiệp cùng các quy định của pháp luật có liên quan.

Căn cứ pháp lý:

  Bộ luật giao thông đường bộ ban hành năm 2008.

  Nghị định 86/2014/NĐ-CP ban hành ngày 10/09/2014 về Kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

  Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT  ban hành ngày 07/11/2014. Thông tư quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

  Thông tư số 60//2015/TT-BGTVT, sửa đổi và bổ sung cho thông tư số 63/2014/TT-BGTVT  

  Thông tư liên tịch số 19/2015/TTLT- BGTVT- BVHTTDL hướng dẫn về vận tải khách du lịch bằng ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch

 

thành lập doanh nghiệp vận tải

 

Quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải  doanh nghiệp tự thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ gồm:

Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp vận tải;

Danh sách cổ đông với những công ty cổ phần hoặc danh sách thành viên với những công ty TNHH cùng các giấy tờ kèm theo như sau:

  Nếu là cá nhân tham gia góp vốn: cần có bản sao CMND, hộ chiếu hoặc căn cước công dân còn hiệu lực.

  Nếu doanh nghiệp gồm các tổ chức tham gia góp vốn: quyết định bổ nhiệm người đại diện quản lý vốn góp, giấy đăng ký doanh nghiệp bản sao, CMND, hộ chiếu hoặc căn cước công dân bản sao của người quản lý vốn góp.

Dự thảo điều lệ công ty;

Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

    Quyết định thành lập công ty

  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các tổ chức có thẩm quyền

Cơ quan giải quyết:

Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn giải quyết: 03 ngày kể từ sau ngày nhận hồ sơ, sau khi kiểm tra nếu hồ sơ đảm bảo các điều kiện thì doanh nghiệp sẽ được Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp mẫu con dấu doanh nghiệp sẽ sử dụng trong quá trình hoạt động kèm theo hồ sơ liên quan.

Doanh nghiệp sẽ tự quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu sẽ sử dụng trong kinh doanh. Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư tiếp nhận con dấu và trao giấy xác nhận cho doanh nghiệp đồng thời cấp thông báo về việc chấp nhận cho doanh nghiệp đăng tải thông tin về mẫu con dấu của mình.

Quảng cáo

Bước 3: Công bố công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký, khách hàng phải thông báo công khai đầy đủ các thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia theo đúng trình tự và thủ tục trong vòng 30 ngày kể từ sau khi có thông báo được công khai.

Bước 4: Hoàn tất nghĩa vụ về thuế và các thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải còn lại

Treo biển tên công ty tại trụ sở;

Thông báo về phương pháp áp dụng tính thuế;

Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp cùng với đó kê khai số tài khoản cho Cơ quan nhà nước;

Đăng ký chữ ký điện tử để nộp thuế điện tử;

Kê khai và nộp thuế;

In ấn hóa đơn giá trị gia tăng và phát hành;

Bước 5: doanh nghiệp xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải

Bao gồm các trường hợp:

Trường hợp 1: xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải với xe ô tô

Trường hợp 2: xin cấp giấy phép vận tải về các mặt hàng nguy hiểm ( thuộc lĩnh vực vận tải đường sắt)

Trường hợp 3: xin cấp giấy phép kinh doanh về vận chuyển hàng không

Nếu có nhu cầu quý khách hàng có thể liên hệ ngay với luật Hùng Sơn để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn về các trường hợp trên.

Các thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải qua Luật Hùng Sơn

Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho bên luật Hùng Sơn bản sao các giấy tờ như: thẻ căn cước công dân, giấy CMND hoặc hộ chiếu của các cổ đông, thành viên sáng lập doanh nghiệp.

Luật Hùng Sơn sẽ thay khách hàng hoàn tất các thủ tục đăng ký thành lập kinh doanh vận tải còn lại như:

– Soạn thảo hồ sơ, các thủ tục pháp lý liên quan

– Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ của bên các cơ quan chức năng và giải trình các vấn đề được yêu cầu.

– Tư vấn cho khách hàng các thủ tục pháp lý cần thiết sau khi thành lập doanh nghiệp.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải, hãy liên hệ ngay với công ty luật Hùng Sơn để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. 

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn