Không trả được tiền nợ tín chấp bị xử lý như thế nào?

Xin chào Luật sư Công ty Luật Hùng Sơn, tôi có một số thắc mắc mong luật sư giải đáp: Tháng 6/2017 tôi có vay tín chấp của ngân hàng Tiên Phong với tổng số tiền là 150.000.000 đồng, mỗi tháng tôi phải chi trả cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi là 3 triệu đồng. Hàng tháng tới kỳ hạn tôi vẫn trả đúng lịch thanh toán. Tuy nhiên, đến tháng 3/1018 tôi bị tai nạn mất khả năng lao động nên không còn khả năng chi trả. Gần đây ngân hàng cứ liên tục gọi điện cho tôi và gia đình tôi để đòi nợ. Yêu cầu trả cả nợ gốc và lãi nếu không ngân hàng sẽ khởi kiện tôi ra Tòa. Xin hỏi Luật sư nếu tôi không trả được tiền nợ tín chấp của ngân hàng thì bị xử lý như thế nào?

Quảng cáo

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Luật Hùng Sơn. Trường hợp của bạn sau khi nghiên cứu và thảo luận, Luật Hùng Sơn có một số ý kiến tư vấn như sau:

Hiện nay, nhu cầu vay tín chấp ngày càng cao với nhiều gói cho vay và ưu đãi của ngân hàng khá phù hợp cho khách hàng lựa chọn. Đặc biệt thủ tục vay tín chấp ngày càng đơn giản và nhanh gọn nên nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo nhiều hậu quả không mong muốn, phổ biến nhất là khách hàng không chịu trả tiền lãi và gốc cho Ngân hàng, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Luật Hùng Sơn sẽ cùng các bạn tìm hiểu việc không trả được nợ tiền tín chấp sẽ bị xử lý như thế nào?

I. Vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay dựa trên uy tín mà không cần phải có tài sản để thế chấp. Việc vay tín chấp được xem là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng bằng hợp đồng vay tài sản. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng vay tài sản được hiểu như sau : hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ với nhau. Bên cho vay giao tài sản cho bên vay, đồng thời ngược lại bên vay có nghĩa vụ hoàn trả tài sản cùng loại theo đúng số lương, chất lượng và chỉ phải chi trả phần lãi cho bên cho vay khi trong hợp đồng tín chấp hai bên có thỏa thuận.

không trả được tiền nợ tín chấp

II. Không trả được tiền nợ tín chấp sẽ bị xử lý như thế nào?

1. Trách nhiệm dân sự

Bạn và ngân hàng Tiên Phong đã ký với nhau hợp đồng vay tài sản bằng hình thức vay tín chấp. Vì vậy, hai bên đã phát sinh quyền và nghĩa vụ với nhau. Bên Ngân hàng Tiên phong đã cho bạn vay tiền và giao đầy đủ cho bạn, ngược lại bạn cũng phải có nghĩa vụ trả lãi và gốc hàng tháng theo đúng quy định trong hợp đồng.

Quảng cáo

Đối với trường hợp của bạn nếu không thanh toán tiền gốc và lãi hàng tháng thì ngân hàng có quyền dựa vào hợp đồng tín chấp để áp dụng phạt vi phạm căn cứ theo quy định tại khoản 5, Điều 466, Luật Dân Sự 2015. Sau khi ngân hàng áp dụng các biện pháp thu hồi nợ mà bạn vẫn không trả tiền thì Ngân hàng có quyền làm đơn khởi kiện bạn lên Tòa án dân sự với yêu cầu buộc bạn phải thanh toán khoản nợ cho ngân hàng. Căn cứ theo quy định của Điều 11 Bộ Luật Dân sự 2015 thì khi quyền của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ mình.

Nếu khi có quyết định của Tòa án yêu cầu bạn phải thanh toán tiền nợ tín chấp cho Ngân hàng mà bạn không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên phía Ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự buộc bạn trả nợ cho Ngân hàng theo quy định tại Khoản 1 Điều 7a Luật thi hành án dân sự.

Trong trường hợp bạn thật sự mất khả năng chi trả thì hai bên ngân hàng và bạn sẽ thỏa thuận với nhau lại về cách thức chi trả và mức lãi suất với khoản tiền bạn vay của Ngân hàng. Tuy nhiên điều này bạn phải chứng minh mình không còn nguồn thu nhập và nào đủ để chi trả số tiền đó cho Ngân hàng, đồng thời cuộc sống hiện giờ của bạn đang gặp khó khăn. Tùy vào từng trường hợp cụ thể Ngân hàng sẽ có những cách thức miễn giảm lãi suất hoặc miễn giảm nghĩa vụ trả nợ gốc cho bạn.

2. Trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp bạn có điều kiện nhưng không chịu thanh toán khoản nợ tiền tín chấp, nếu ngân hàng có các chứng cứ chứng minh việc bạn không thanh toán khoản nợ là cố ý thì họ hoàn toàn có khả năng sẽ khởi kiện bạn lên Tòa án Hình sự với tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. 

Như vậy, nếu bạn cố ý không thanh toán tiền nợ cho Ngân hàng trong khi có đủ khả năng chi trả, có thể bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh chiếm đoạt tài sản, được quy định cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, trường hợp vay, mượn thuê tài sản của người khác có giá trị từ 4.000.000-50.000.000 đồng bằng hợp đồng và thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản nhưng đã bị xử phạt hoặc đã bị kết án cùng tội này hay về 1 trong các tội quy định tại Khoản 1, Điều 175, Bộ Luật Hình Sự sửa đổi bổ sung 2017 chưa được xóa án tích và còn tiếp tục vi phạm, sẽ bị xử phạt không giam giữ 03 năm/ phạt tù 06 tháng đến 03 năm.
  • Thứ hai, nếu trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000-200.000.000 đồng, mang tính chất chuyên nghiệp, hình thức tổ chức xảo quyệt hay tái phạm nguy hiểm sẽ phạt tù từ 02 – 07 năm.
  • Thứ ba, chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000-5000.000.000 đồng đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh xã hội sẽ bị phạt tù từ 05 – 12 năm.
  • Thứ tư, chiếm đoạt tài sản của người khác giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên sẽ bị phạt tù từ 12 – 20 năm.

Như vậy, trong trường hợp này nếu bạn có khả năng chi trả nhưng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ định kỳ cho ngân hàng sẽ bị ngân hàng khởi kiện bạn về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo quy định.

Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Sơn về việc không trả nợ tiền tín chấp thì bị xử lý như thế nào ? Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề pháp lý hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh và chính xác nhất.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn