Không chăm sóc cha mẹ, có được hưởng thừa kế không?

Có nhiều quan điểm cho rằng, chỉ người nào chăm sóc cha mẹ mới được hưởng thừa kế. Tuy nhiên, liệu pháp luật có thật sự quy định như vậy không? Người không chăm sóc cha mẹ có được hưởng thừa kế không? Để giải đáp thắc mắc Luật Hùng Sơn mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Quảng cáo

Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

Quyền thừa kế theo quy định của pháp luật

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 tại Điều 609 về quyền thừa kế như sau:

Điều 609. Quyền thừa kế

  • Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Theo như quy định trên thì cá nhân có quyền sở hữu tài sản thì có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác hưởng sau khi chết. Việc lập di chúc phải tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực di chúc. Trường hợp cá nhân không lập di chúc; thì tài sản để lại của mình cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định trình tự, thủ tục phân chia di sản của người để lại thừa kế cho những người thừa kế.

Không chăm sóc cha mẹ có được hưởng thừa kế

Không chăm sóc cha mẹ có được hưởng thừa kế

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản; trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba. Thừa kế theo pháp luật phát sinh dựa trên một trong các quan hệ sau: hôn nhân, huyết thống, hoặc nuôi dưỡng. Thừa kế theo di chúc phát sinh theo ý chí chủ quan của người lập di chúc mà không có điều kiện bắt buộc. Người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ chủ thể nào.

Người không được quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật

Theo Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tại Điều 612 về việc người không được hưởng quyền di sản như sau:

Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

  1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
  2. a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  3. b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  4. c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  5. d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
  6. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Theo quy định trên những người không được quyền hưởng di sản gồm:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe; hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
  • Người thừa kế bị kết án về Tội giết người (Điều 123 BLHS 2015); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người để lại di sản.
  • Người thừa kế có thể bị kết án về các tội xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của người để lại di sản: Điều 155 ( tội làm nhục người khác ); Điều 156 (tội vu khống)…

 

Trường hợp người phạm tội bị kết án về một trong những tội trên; thì không phụ thuộc vào hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù; không phụ thuộc vào việc có phải chấp hành hình phạt hay không; sau khi bị kết án có thể người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt hoặc đã được xóa án tích; đều không được quyền hưởng di sản của người để lại thừa kế.

Tuy nhiên,

Theo quy định tại khoản 2 Điều 621 BLDS 2015; pháp luật vẫn thượng tôn ý chí của người để lại di chúc. Rằng nếu họ biết người thừa kế di sản của mình có những hành vi vi phạm nhưng vẫn cho hưởng di sản thì những người đó dù có bị kết án, hay vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ thì vẫn được hưởng thừa kế.

Con phải có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ

Theo quy định tại Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay, con có nghĩa vụ và quyền lợi chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt là khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, bệnh tật. Nếu gia đình có nhiều con thì những người này phải cùng nhau thực hiện điều này.

Quảng cáo

Đặc biệt: Nếu con đã thành niên không sống chung với cha mẹ thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng khi cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Không chăm sóc cha mẹ có được hưởng thừa kế

Không chăm sóc cha mẹ có được hưởng thừa kế

Có thể thấy, việc chăm sóc cha mẹ đặc biệt là lúc ốm đau, bệnh tật không chỉ thể hiện sự hiếu thảo và yêu thương từ con cái mà còn là nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi người.

Tuy nhiên, trong thực tế, có không ít người con bất hiếu, không chỉ không chăm sóc thậm chí còn ngược đãi, hành hạ cha mẹ. Căn cứ vào tính chất, mức độ, những người này có thể bị phạt tiền từ 1,5 – 02 triệu đồng theo Điều 50 Nghị định 167.

Con không chăm sóc cha mẹ có được hưởng thừa kế không?

Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự mới nhất, cá nhân có quyền bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế ngoại trừ những người nêu tại Điều 621 Bộ luật Dân sự:

– Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản thừa kế;

– Bị kết án về hành vi xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để lại di sản;

– Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác để hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản của người đó;

– Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản lập di chúc; giả mạo, sửa chữa, hủy, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người lập di chúc.

Việc vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ cấp dưỡng có thể hiểu theo giải thích của Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC. Theo đó, hành vi này có thể làm người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.

Như vậy, nếu con vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ cấp dưỡng đối với cha mẹ thì sẽ không được hưởng thừa kế.

Ngược lại, nếu người để lại di sản đã biết về hành vi này nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc thì những người này vẫn được hưởng thừa kế.

Như vậy, nếu những người con vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ cấp dưỡng đối với cha mẹ thì sẽ không được hưởng di sản thừa kế trừ khi cha mẹ đã biết về việc này nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về vấn đề “Không chăm sóc cha mẹ có được hưởng thừa kế“. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn