logo

Khiếu nại là gì, trình tự khiếu nại như thế nào?

Khiếu nại là một trong những phương thức hành chính nhằm đảm bảo các quyết định hành chính, hành vi hành chính phải được ban hành chính xác theo quy định pháp luật. Khiếu nại và tố cáo là những quyền cơ bản được Hiến pháp và pháp luật quy định. Vậy “Khiếu nại là gì, trình tự khiếu nại như thế nào”. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu và giải đáp các vấn đề trên.

Quảng cáo

Khiếu nại là gì

Khiếu nại là gì và những ai có quyền khiếu nại?

Theo Luật khiếu nại năm 2011, tại khoản 1 Điều 2 quy định về khiếu nại như sau:

“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Theo đó, khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân. Những chủ thể có quyền khiếu nại bao gồm: Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức.

Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:

  • Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
  • Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
  • Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Khi nào thì thực hiện khiếu nại? Người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính là trái luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

khiếu nại là gì

Khiếu nại trong tiếng anh là gì?

Một số từ vựng xoay quanh thuật ngữ “khiếu nại” trong tiếng Anh:

Khiếu nại: Complaint.

Đơn khiếu nại: Legal complain; Complain; Petition

Giải quyết khiếu nại: Claims adjusting; Resolve complaint.

Thời hiệu khiếu nại, rút khiếu nại

Tại Điều 9 Luật Khiếu nại hiện hành quy định thời hiệu khiếu nại là 90 ngày tính từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Luật cũng mở rộng quy định này linh hoạt áp dụng khi người khiếu nại nếu có lý do chính đáng dẫn đến không thực hiện được quyền khiếu nại trong thời hiệu thì thời gian này không được tính vào thời hiệu khiếu nại.

Về rút khiếu nại, mặc dù việc rút khiếu nại có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết vụ việc nhưng thủ tục rút khiếu nại yêu cầu người khiếu nại phải thông qua đơn rút khiếu nại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại và gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Sau khi nhận được đơn xin rút khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại đình chỉ việc giải quyết và thông báo cho người khiếu nại bằng văn bản về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.

Hình thức khiếu nại

Có mấy hình thức khiếu nại?

Theo quy định tại Điều 8 Luật Khiếu nại hiện hành, khiếu nại có thể được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

Quảng cáo

Nếu người khiếu nại thực hiện khiếu nại bằng hình thức gửi đơn thì nội dung đơn khiếu nại phải đảm bảo đủ các nội dung:

  • Thời điểm khiếu nại ghi rõ ngày, tháng, năm;
  • Thông tin cá nhân/cơ quan/tổ chức khiếu nại. Bao gồm: Tên, địa chỉ
  • Thông tin cá nhân/cơ quan/tổ chức bị khiếu nại;
  • Tài liệu về việc khiếu nại
  • Yêu cầu của người khiếu nại
  • Đơn khiếu nại cần người khiếu nại ký tên và điểm chỉ.
  • Trường hợp có nhiều người khiếu nại bằng đơn thì nội dung đơn có đầy đủ các thông tin và chữ ký hoặc điểm chỉ của những người khiếu nại

Ngoài hình thức khiếu nại bằng đơn khiếu nại, người khiếu nại có thể khiếu nại trực tiếp. Cụ thể:

Người khiếu nại có thể đến khiếu nại trực tiếp. Người tiếp nhận khiếu nại sẽ hướng dẫn người khiếu nại viết đơn hoặc người tiếp nhận ghi lại nội dung, yêu cầu khiếu nại bằng văn bản và cho người khiếu nại ký tên, điểm chỉ.

Nội dung khiếu nại trực tiếp cũng cần đảm bảo các nội dung, thông tin cơ bản của đơn khiếu nại.

Trường hợp khiếu nại trực tiếp có nhiều người cùng khiếu nại, thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và hướng dẫn những người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại. Người tiếp nhận sẽ ghi lại nội dung việc khiếu nại bằng văn bản.

Trình tự khiếu nại

Thủ tục khiếu nại được giải quyết theo trình tự sau:

Bước 1: Gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp:

Người khiếu nại nếu có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái với quy định pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền gửi khiếu nại lần đầu đến người ban hành quyết định hành chính hoặc cơ quan có hành vi hành chính hoặc nộp đơn khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lý đơn khiếu nại.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xác minh nội dung trong đơn khiếu nại.

Bước 4: Thông báo giải quyết khiếu nại và tổ chức đối thoại.

Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại.

*Lưu ý về thẩm quyền giải quyết khiếu nại:

Đối với khiếu nại lần đầu:

  • Thẩm quyền giải quyết khiếu nại là người ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có hành vi hành chính;
  • Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính Phủ;
  • Chủ tịch UBND các cấp.

Đối với khiếu nại lần hai:

  • Thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại lần đầu;
  • Bộ trưởng,  Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực.

Đối với giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật:

  • Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật lần đầu thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức ra quyết định kỷ luật;

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ;

Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

  • Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật lần hai thuộc thẩm quyền của cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức ra quyết định kỷ luật.

Trên đây là nội dung cơ bản về thủ tục Khiếu nại và trình tự giải quyết, xử lý khiếu nại. Trường hợp bạn đọc có thắc mắc cần tư vấn, giải đáp, vui lòng liên hệ Luật Hùng Sơn qua Tổng đài tư vấn: 1900.6518 để được hỗ trợ kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn