Thủ tục thành lập văn phòng đại diện hiện nay như thế nào? Luật Hùng Sơn xin tư vấn cho bạn Hướng dẫn đăng ký văn phòng đại diện mới nhất một cách dễ dàng nhất. Bạn sẽ được giải đáp những thắc mắc khó khăn về thủ tục thành lập văn phòng đại diện hãy đến với chúng tôi. Với phương châm làm việc nhanh hiệu quả chúng tôi luôn là sự lựa chọn số một cho khách hàng khi tìm đến.
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh. Chức năng chính của văn phòng đại diện là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới. Văn phòng đại diện được quyền đăng ký con dấu riêng để thuận tiện cho quá trình hoạt động, không phải đặt cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện được tiến hành các bước sau
♦ Bước 1: Tư vấn và tiếp nhận thông tin
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện thì Luật Hùng Sơn sẽ tư vấn dựa trên nhu cầu của khách hàng để lựa chọn loại hình đơn vị trực thuộc phù hợp. Sau khi tư vấn Luật Hùng Sơn sẽ gửi khách phiếu yêu cầu cung cấp thông tin để phục vụ việc thành lập.
♦ Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục thành lập văn phòng đại diện
Hồ sơ thủ tục thành lập văn phòng đại diện gồm:
- Thông báo đăng ký hoạt đông văn phòng đại diện (Mẫu tại phụ lục II-11, Thông tư 02/2019/TT – BKHĐT);
- Biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện (Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn);
- Quyết định thành lập văn phòng đại diện;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện nếu người đứng đầu văn phòng đại diện không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
- 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện;
- Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
- 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ
♦ Bước 3: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện? Sau khi nhận được hồ sơ có đầy đủ chữ ký của quý bạn, Luật Hùng Sơn sẽ tiến hành nộp hồ sơ và theo dõi cho tới khi ra kết quả cho bạn.
♦ Bước 4: Hoàn thành thủ tục và trả kết quả cho Khách hàng
Kết quả bạn nhận được khi thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện;
- Dấu tròn công ty và công bố mẫu dẫu Văn phòng đại diện trên cổng thông tin đăng ký quốc gia;
- Công bố thông tin Văn phòng đại diện trên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
- Hồ sơ nội bộ để lưu ở công ty.
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần
Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện ở đâu?
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện? Cũng giống trường hợp nộp hồ sơ thành lập công ty và thành lập chi nhánh công ty, hồ sơ thành văn phòng đại diện công ty sẽ được nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt văn phòng đại diện.
Cụ thể, khi thành lập văn phòng đại diện công ty, công ty sẽ nộp hồ sơ thành lập cho Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt văn phòng đại diện.
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện? Nếu công ty có sử dụng dịch vụ thành lập văn phòng đại diện của các đơn vị, tổ chức thì việc hoàn thiện bộ hồ sơ đầy đủ và nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh sẽ do các đơn vị, tổ chức này thực hiện.
Sau khi đã kiểm tra, xử lý hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty, Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện sẽ gửi thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở và gửi thông báo đến các cơ quan có liên quan về thuế, thống kê để các cơ quan này hoàn thiện công tác quản lý hồ sơ công ty.
Thời gian thủ tục thành lập văn phòng đại diện
- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện phải gửi thông tin cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và gửi thông tin đăng ký hoạt động văn phòng đại diện cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; định kỳ gửi thông tin đăng ký hoạt động văn phòng đại diện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt văn phòng đại diện.
Trên đây là toàn bộ thủ tục thành lập văn phòng đại diện mà bạn cần phải chuẩn bị. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc thì còn chần chừ gì nữa nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi theo Hotline: 0964 509 555
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Luật Hùng Sơn chúng tôi với đội ngũ chuyên viên nhiều năm làm việc trong lĩnh vực doanh nghiệp sẽ hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất giúp bạn giải quyết mọi khó khăn.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023