logo

Hợp đồng vay tiền có cần thiết phải công chứng không?

Vì một vài lý do khiến bạn rơi vào hoàn cảnh phải đi mượn tiền người khác hoặc cũng có thể bạn là người cần vay mượn tiền. Như vậy vay mượn tiền là một trong những giao dịch dân sự phổ biến, diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu về luật, do đó có rất nhiều người đều có chung thắc mắc là hợp đồng vay tiền thì có cần phải công chứng hay không? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gải thích cho bạn đọc nắm được vấn đề

Quảng cáo

1. Quy định về hình thức giao kết hợp đồng vay tiền như thế nào?

– Tài sản được hiểu là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Theo định nghĩa trên thì hợp đồng vay tiền chính xác là một dạng hợp đồng vay tài sản.

– Cụ thể, theo Điều 463 của Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay, theo đó, bên cho vay sẽ tiến hành giao tài sản cho bên vay; còn bên vay khi đến hạn trả phải hoàn trả lại tài sản cho bên cho vay, trả tài sản cùng loại và cần phải trả theo đúng chất lượng cũng như số lượng và bên vay chỉ phải trả lãi nếu giữa bên vay và bên cho vay có thỏa thuận về vấn đề này hoặc pháp luật có quy định.

– Qua quy định trên, có thể thấy được hợp đồng vay tiền chính là sự thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay và hợp đồng này theo quy định không bắt buộc phải tiến hành lập thành văn bản.

– Theo Điều 119 của Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tiền được giao kết có thể bằng lời nói, có thể bằng văn bản hoặc có thể bằng hành vi cụ thể.

hợp đồng vay tiền có cần công chứng

2. Hợp đồng vay tiền có bắt buộc phải công chứng hay không?

– Đối với những hợp đồng vay tiền mà bên cho vay là một tổ chức tín dụng thì hợp đồng này sẽ tuân thủ và thực hiện theo các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và theo các văn bản hướng dẫn thi hành khác.

– Tuy nhiên, trong bài này chúng tôi không đề cập đến hợp đồng vay tiền mà bên cho vay là tổ chức tín dụng mà chỉ đề cập đến bên cho vay là các cá nhân, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Quảng cáo

– Căn cứ vào các quy định đã nêu ở phần 1 thì hợp đồng vay tài sản của bên cho vay là các tổ chức, cá nhân khác mà không phải là của bên cho vay là tổ chức tín dụng thì hợp đồng này không bắt buộc phải tiến hành công chứng.

– Nhưng để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra thì các bên vay tiền nên tiến hành lập hợp đồng vay tiền bằng văn bản và cần phải tiến hành công chứng tại Phòng công chứng hoặc công chứng tại Văn phòng công chứng nơi thuận tiện nhất. Vì trong trường hợp nếu có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng vay tiền đã được công chứng này sẽ có giá trị là chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của một trong các bên tại Tòa án.

– Mặt khác, các sự kiện, các tình tiết trong hợp đồng vay tiền đã được tiến hành công chứng thì không cần phải chứng minh, trừ trường hợp nếu hợp đồng vay tiền này vô hiệu.

Tóm lại, dù pháp luật nước ta không yêu cầu cũng như không bắt buộc hợp đồng vay tiền phải lập thành văn bản và  phải công chứng thì các bên vay tiền hay cho vay tiền vẫn nên tiến hành thực hiện lập bằng văn bản và công chứng để tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra khi tranh chấp.

Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng cung cấp cho đọc giả cái nhìn toàn diện hơn, phòng những trường xấu có thể xảy ra nhất.

>>> Mẫu Hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với cá nhân

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top