Tranh chấp về hợp đồng vay tài sản là một trong những tranh chấp phổ biến của công ty Luật Hùng Sơn. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp khách hàng tìm hiểu rõ hơn về cách giải quyết hợp đồng vay tài sản viết sai tên chủ nợ.
1. Hợp đồng vay tài sản là gì?
Hợp đồng vay tài sản là hình thức vay mượn tiền – một loại tranh chấp dân sự phổ biến trong hiện nay, thường người vay nợ đến hạn trả nợ và không thực hiện nghĩa vụ của mình dẫn đến tranh chấp. Trong trường hợp này chủ nợ có thể có nguy cơ bị mất số tiền của mình. Do đó khi tiến hành giao dịch các cần nắm được các thông tin cần thiết để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra nhằm bảo vệ được các quyền lợi hợp pháp của mình.
Bà A và ông B có mối quan hệ quen biết. Ngày 20/09/2018, ông B hỏi vay của bà A số tiền 90.000.000 đồng để lo cho con ông B bị tai nạn giao thông và hứa đến ngày 05/10/2018 sẽ thanh toán cho bà A. Bà A đồng ý và cho ông B vay số tiền 90.000.000 đồng, việc vay mượn được lập văn bản đề “giấy mượn tiền” ngày 20/09/2019. Giấy văn bản này do ông B tự mình viết và ký tên, lăn tay, ông B giao giấy nợ cho bà A giữ. Do lúc ông B nhận tiền và viết giấy, ông B vội vàng để đi lo cho con đi bệnh viện nên bà A không đọc kỹ giấy nợ và bà A không phát hiện ra ông B ghi sai tên bà A là Đặng Thị A. Đến ngày 05/10/2018, bà A yêu cầu ông B trả lại số tiền đã vay mượn nhưng ông B không thực hiện.
Trong tình huống trên, nguyên nhân dẫn đến xảy ra tranh chấp về hợp đồng vay tài sản là do nợ đến hạn nhưng ông B không chịu thanh toán và trong giấy ghi nợ ghi sai tên của chủ nợ là Đặng Thị A nên xảy ra tranh chấp về hợp đồng vay tài sản.
Theo ý kiến của bạn bà A có quyền yêu cầu ông B trả nợ không trong khi giấy mượn tiền viết sai tên bà A? Để hiểu rõ hơn các quy định pháp luật và giải đáp thắc mắc trên chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề tranh chấp hợp đồng dân sự (vay tài sản).
2. Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng vay tài sản trong bộ luật dân sự 2015
Theo Điều 466, Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định cụ thể như sau:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2.Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác…”
Ông B là người cần đến sự giúp đỡ về vật chất của bên cho vay là bà A, cho nên khi đến hạn của hợp đồng, ông B phải tự giác thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng đã ký kết. Ông B phải trả đủ tiền hoặc tài sản đã vay.
Để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ, bà A có thể yêu cầu trưng cầu giám định đối với dấu vân tay, chữ ký tên của ông “B”, chữ viết tên “B” trên “Giấy mượn tiền” ngày 20/9/2018.
Nếu kết luận giám định xem xét giấy mượn tiền do bà A cung cấp, mặc dù nội dung giấy mượn tiền thể hiện người cho ông B mượn tiền tên Đặng Thì A chứ không phải là A như tên thực tế nhưng văn bản này bà A là người giữ nên vẫn có giá trị xác định nghĩa vụ của bị đơn đối với ông B.
Có thể thấy đây là tình huống pháp lý tương tự nội dung của Án lệ số 07/2016/AL:
“Khi tranh chấp, ông Sông xuất trình được 02 văn tự bán nhà nêu trên và cả giấy ông Cao ủy quyền cho ông Thành bán nhà. Thực tế, gia đình cụ Chiện đã quản lý cả 02 gian buồng tầng 2 nhà 19 phố Thuốc Bắc của gia đình ông Thành từ năm 1972 đến nay, gia đình ông Thành ở số nhà 17 phố Thuốc Bắc liền kề không tranh chấp đòi tiền thuê nhà hoặc tiền mua nhà. Nội dung “Văn tự bán đứt tầng 2 số nhà 19 phố Thuốc Bắc” đều ghi rõ bên bán đã nhận đủ tiền, không có việc hai bên thỏa thuận sẽ lập giấy trả tiền riêng, đây chính là biên nhận mà bên bán xác nhận là bên mua đã trả tiền. Bên mua chưa ký vào văn bản mua bán, nhưng văn bản này bên mua là người giữ, nên vẫn có giá trị xác định nghĩa vụ của bên bán về việc đã nhận tiền. Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm cho rằng bên mua chưa ký tên vào văn bản mua bán nhà và không chứng minh được đã trả tiền để bác yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán nhà của nguyên đơn là chưa đảm bảo quyền lợi của nguyên đơn”.
Như vậy, quay lại ví dụ trên ra thấy ông B đã ký vào văn bản nhưng văn bản này mặc dù sai tên nhưng do bên cho vay là bà A giữ, nên vẫn có giá trị xác định nghĩa vụ của ông B về việc đã vay tiền và nhận tiền. Có thể thấy ông B và bà A hoàn toàn có đầy đủ năng lực hành vi dân sự khi tiến hành giao dịch. Tuy nhiên do ông B vội vàng để đi lo cho con đi bệnh viện nên bà A không đọc kỹ giấy nợ và bà A không phát hiện ra ông B ghi sai tên bà A là Đặng Thị A dẫn đến phát sinh tranh chấp về hợp đồng. Việc yêu cầu ông B thực hiện nghĩa vụ trả nợ số tiền 90.000.000 đồng là hoàn toàn hợp lý và có căn cứ.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cập nhật mới nhất - 25/05/2023
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm mới nhất - 24/05/2023