Hiệu lực của hợp đồng dân sự xác lập bằng lời nói

Công ty của tôi có ký hợp đồng với công ty A về việc công ty tôi sẽ đóng ba bộ cửa ra vào và cửa sổ cho ba phòng làm việc của công ty A. Sau khi công ty tôi hoàn thành xong, công ty A lại có yêu cầu công ty tôi đóng tiếp cho 3 bộ cửa sổ và cửa ra vào như thế nữa cho ba phòng khác. Tuy nhiên yêu cầu sau này công ty A mới chỉ giao kết bằng miệng với quản lý của bên chúng tôi và nói rằng sẽ sớm bổ sung thêm điều này vào hợp đồng cũ.

Quảng cáo

Hiện nay công ty chúng tôi đã đóng thêm xong 2 bộ cửa sổ và cửa ra vào mà vẫn chưa thấy bên phía công ty A bổ sung thêm vào hợp đồng hay giao kết hợp đồng mới. Vây cho hỏi có phải 2 bộ cửa mà chúng tôi đã đóng cho bên A có phải sẽ mất nếu như bên A không giao kết lại hợp đồng và phủ nhận thỏa thuận miệng kia đúng không?

lightbulb Tư vấn của Luật Hùng Sơn 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Hùng Sơn, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau :

Quảng cáo

Căn cứ tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự:

“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Kết luật :

Như vậy việc phía bạn và công ty A giao kết hợp đồng bằng lời nói vẫn có giá trị pháp lý như hợp đồng được giao kết bằng văn bản. Nên công ty A có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ các thỏa thuận đã giao kết. Nếu công ty A không thực hiện nghĩa vụ sau khi bên bạn đã làm xong yêu cầu thì bên công ty A đã vi phạm nghĩa vụ và sẽ đặt ra trách nhiệm dân sự đối với bên A. Bạn có thể yêu cầu bên A phải thực hiện theo đúng thỏa thuận bằng lời nói đã giao kết trước đó, nếu bên A không thực hiện thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty A có trụ sở chính.

Tuy nhiên, với vụ kiện dân sự thì bên khởi kiện phải có nghĩa vụ chứng minh yêu cầu là có căn cứ và hợp pháp. Vì vậy, bạn phải có nghĩa vụ đưa ra những bằng chứng chứng minh việc có thỏa thuận giữa bên bạn và bên công ty A đồng thời chứng minh các thiệt hại thực tế phát sinh do việc vi phạm nghĩa vụ của công ty A.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn