Xâm phạm quyền tác giả là hành vi tùy tiện sử dụng tác phẩm đã được bảo hộ khi không có quyền chính đáng hay khi tác giả không cho phép. Bên cạnh đó, khi được tác giả cho phép sử dụng nhưng thời gian sử dụng hoặc phương pháp sử dụng đó vượt quá điều kiện thỏa thuận thì cũng bị coi là xâm phạm đến quyền tác giả.
I. Quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả được định nghĩa là một chế định pháp luật có nội dung quy định việc bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật của các tác giả, nghệ sĩ hay những nhà sáng tạo nói chung.
Sáng tạo gốc chính là những tác phẩm sáng tạo đảm bảo đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả, những tác phẩm này được bảo hộ hoàn toàn kể cả những tác phẩm có nội dung hướng dẫn kỹ thuật hay hình vẽ kỹ thuật.
Các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bài phát biểu, bài nói, bài giảng của người khác;
- Tác phẩm văn học, KH, giáo trình, SGK và tác phẩm khác có nội dung được thể hiện dưới dạng chữ viết, các ký tự,…
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tạo hình;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
- Tác phẩm nghệ thuật dân gian;
II. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả điển hình
1. Sao chép tác phẩm khi chưa được tác giả cho phép
Các hành vi sao chép tác phẩm khi chưa được sự đồng ý của tác giả theo quy định của luật sở hữu trí tuệ bị coi là đã vi phạm quyền tác giả. Nghị định 22/2018/NĐ-CP có những nội dung quy định cụ thể về vấn đề tự sao chép 1 bản và điều kiện để được sao chép tác phẩm lưu trữ với mục đích nghiên cứu như sau:
- Tự sao chép áp dụng với các trường hợp tác phẩm là nghiên cứu khoa học, tài liệu giảng dạy của cá nhân không có mục đích thương mại.
- Sao chép tác phẩm với mục đích lưu trữ trong thư viện để thực hiện các hoạt động nghiên cứu theo quy định là chỉ được sao chép 01 bản. Thư viện không được copy, photo phân phối tới những cá nhân khác kể cả dưới hình thức sao chép kỹ thuật số.
- Theo quy định trong nghị định 131./2013/NĐ-CP khi phát hiện hành vi sao chép tác phẩm bất hợp pháp sẽ bị xử phạt từ 15 đến 35 triệu đồng.
2. Cắt xén, sửa chữa hoặc xuyên tạc tác phẩm
Hành vi cắt xén, sửa chữa hoặc xuyên tạc, làm sai lệch thông tin tác phẩm gây ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của tác giả đều là hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định trong luật sở hữu trí tuệ.
Các hình thức xử phạt theo nghị định 131/2013/NĐ-CP như sau:
- Đối với hành vi tự ý sửa chữa, thêm, cắt, bổ sung tác phẩm bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng.
- Đối với hành vi xuyên tạc làm xấu tác phẩm bị xử phạt 5 đến 10 triệu đồng.
Ngoài phạt tiền các đối tượng vi phạm còn phải cải chính thông tin lên các trang thông tin đại chúng, tháo gỡ các tác phẩm điện tử vi phạm và tiêu hủy những tang vật vi phạm đối với các hành vi này.
3. Hành vi xâm phạm quyền tác giả về phân phối tác phẩm đến công chúng
Hành vi phân phối các bản sao của tác phẩm đã đã đăng ký quyền tác giả bằng các phương tiện như vô tuyến, mạng điện tử truyền thông hoặc các phương tiện kỹ thuật khác khi chưa được tác giả đồng ý đều vi phạm quyền tác giả theo luật sở hữu trí tuệ năm 2015.
Quyền phân phối tác phẩm là quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện dưới các hình thức và phương tiện kỹ thuật khác nhau để công chúng có thể tiếp cận được và thực hiện các hành vi mua, bán, cho thuê .
Mức tiền phạt cho hành vi xâm phạm quyền tác giả này là 10 triệu đến 30 triệu đồng theo quy định tại khoản 1 điều 15 của nghị định 131/2013/NĐ-CP.
Trên đây luật Hùng Sơn chỉ nêu ra 03 hình thức xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất hiện nay để quý khách hàng tham khảo. Qúy khách hàng có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1900.6518 để được tư cụ thể hơn về việc đăng ký quyền tác giả và những hình thức xử phạt sai phạm có liên quan.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cập nhật mới nhất - 25/05/2023
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm mới nhất - 24/05/2023