Thời gian hiện nay các cơ quan chức năng công bố kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng được sự quan tâm chú ý của rất nhiều dư luận đánh giá cao. Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng luôn khẳng định quyết tâm không có “vùng cấm” trong đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực.
Tham nhũng được hiểu là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao cho mình để vụ lợi, tư lợi cá nhân. Vậy hành vi tham nhũng phải chịu mức án phạt như thế nào? Luật Hùng Sơn xin trình bày quan điểm như sau:
1. Đặc trưng cơ bản chính yếu về tham nhũng
a) Chủ thể tham nhũng
Chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng họ phải là những người có chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức…..(căn cứ khoản 2 điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng 2018) những người có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Theo đó, nhóm đối tượng này họ thường là những người có quá trình công tác và cống hiến nên có nhiều kinh nghiệm; họ được đào tạo có hệ thống, là những chuyên gia những người có kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực khác nhau; ngoài ra họ còn là những người có quan hệ rộng và có uy tín xã hội và thậm chí có thế mạnh về kinh tế.
Những đặc điểm của chủ thể hành vi tham nhũng chính là yếu tố gây khó khăn nhất cho việc phát hiện, điều tra, xét xử hành vi tham nhũng hiện nay.
b) Chức vụ, quyền hạn được giao mà chủ thể tham nhũng thực hiện
Khi thực hiện hành vi này, họ phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích cho chính mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác thân quen với họ. Đây là một trong những yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng.
Người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn của họ để vụ lợi thì không thể có hành vi tham nhũng.
Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của người có chức vụ quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó đều được coi là hành vi tham nhũng. Ở đây có sự kết hợp giữa hành vi này với các hành vi tội phạm khác, do đó cần lưu ý khi phân biệt hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác tránh trường hợp xác định sai tội phạm.
c) Mục đích của hành vi tham nhũng đem lại
Hành vi tham nhũng là thuộc hành vi cố ý. Mục đích là vụ lợi, tư lợi cá nhân. Hành vi vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Như vậy, trong quá trình xử lý về hành vi này, không bắt buộc chủ thể tham nhũng phải đạt được lợi ích.
Pháp luật Việt Nam, quy định việc đánh giá tính chất tham nhũng dựa trên căn cứ xác định những lợi ích vật chất mà kẻ tham nhũng đạt được từ đó quyết định mức độ xử lý cũng như hình phạt.
Lợi ích vật chất thể hiện ở rất nhiều dạng khác nhau, nếu chỉ căn cứ vào những tài sản phát hiện hoặc thu hồi được để đánh giá lợi ích mà kẻ tham nhũng họ đạt được thì sẽ chắc chắn là không đầy đủ.
Đối với khu vực tư nhân, khi có vụ việc tham nhũng xảy ra có những sự điều chỉnh nhất định. Mặc dù vậy, cũng có trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc khu vực tư họ móc nối với những người thoái hoá, biến chất trong khu vực công để lợi dụng ảnh hưởng của những người này để trục lợi cho cá nhân họ.
2. Những hành vi như thế nào được coi là tham nhũng
Theo đó, căn cứ vào điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 đã liệt kê các hành vi tham nhũng trong và ngoài khu vực Nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện. Cụ thể:
a) Trong khu vực Nhà nước sẽ gồm:
– Nhận hối lộ;
– Tham ô tài sản;
– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
– Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
– Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
– Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
– Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
b) Ngoài khu vực Nhà nước sẽ gồm:
– Tham ô tài sản;
– Nhận hối lộ;
– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Trên đây là tất cả các hành vi tham nhũng mà các chủ thể thực hiện trong quá trình thực hiện chức vụ quyền hạn của mình. Việt Nam đang trong quá trình phát triển chính vì vậy chúng ta cần phải có bộ máy với những con người liêm khiết chí công vô tư khi thực hiện nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước giao phó.
Trên đây là những quy định của pháp luật cơ bản nhất về hành vi tham nhũng. Nếu bạn đọc có vấn đề gì thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ tư vấn pháp lý quý khách vui lòng liên hệ Tổng Đài Tư Vấn Luật 1900 6518 của Luật Hùng Sơn chúng tôi để nhận được sự tư vấn giúp đỡ,
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2024 - 15/06/2024
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 15/06/2024
- Thông báo chương trình khuyến mại sở công thương - 15/06/2024