Hành vi giữ văn bằng, chứng chỉ gốc của người lao động sẽ bị xử lý như thế nào?

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 04-11-2019 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 820 Lượt xem

Kính chào Luật sư, tôi có một vấn đề mong Luật sư tư vấn cho tôi như sau: Tôi làm lái xe cho công ty hiện tại đã được 2 năm, khi ký kết hợp đồng công ty đã giữ bằng gốc của tôi với lý do là công ty giao xe cho tôi chạy nên phải giữ bằng gốc để làm tin. Nay tôi muốn chuyển công việc khác, tôi đề nghị nhận lại bằng gốc thì công ty lần nữa không trả cho tôi với nhiều lý do. Từ ngày tôi nghỉ việc tới nay đã được hơn 2 tháng công ty vẫn không trả lại bằng cho tôi. Vậy hiện tại tôi nên làm gì để lấy lại bằng, và việc giữ văn bằng, chứng chỉ gốc của người lao động sẽ bị xử lý như thế nào ạ?

Quảng cáo

 Với vấn đề pháp lý này, Luật Hùng Sơn có một số ý kiến tư vấn như sau:

1. Quy định của pháp luật về hành vi giữ văn bằng, chứng chỉ gốc của người lao động.

Theo quy định tại Điều 20 Luật Lao động năm 2012, hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động là một trong những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Như vậy, việc công ty bạn giữ văn bằng, chứng chỉ gốc của người lao động đã vi phạm quy định của pháp luật. 

Theo quy định tại khoản 2, Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động sẽ bị phạt từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng. 

Theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP,  người sử dụng lao động có hành vi giữ văn bằng, chứng chỉ gốc của người lao động sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại bản chính văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động.

Quảng cáo

Xem thêm >> Quy định về cách tính phụ cấp độc hại cho người lao động

 

doanh nghiệp giữ văn bằng giấy tờ gốc của người lao động

 

2. Người lao động cần làm gì để lấy lại văn bằng, chứng chỉ gốc đã bị giữ?

Để có thể lấy lại văn bằng, chứng chỉ gốc, trước hết người lao động nên trực tiếp yêu cầu công ty trả lại cho mình bằng cách gửi email hoặc văn bản yêu cầu. Việc đưa ra yêu cầu bằng email hoặc văn bản sẽ giúp người lao động có thêm chứng cứ trong trường hợp yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Trong trường hợp công ty vẫn không trả lại giấy tờ gốc, người lao động có thể đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính công ty đã giữ giấy tờ của mình. Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, Chủ tịch UBND huyện và Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là hai chủ thể có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này. Do vậy, người lao động có thể làm đơn gửi tới Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty có trụ sở để yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này.

Trên đây là một số ý kiến tư vấn của chúng tôi liên quan đến vấn đề người sử dụng lao động giữ văn bằng, chứng chỉ gốc của người lao động. Mong rằng với bài viết này sẽ giúp người lao động bị rơi vào tình huống như trên có phương hướng giải quyết vụ việc của mình một cách nhanh chóng và phù hợp với quy định của pháp luật.

Hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn pháp lý của Luật Hùng Sơn sẽ tư vấn cho bạn nhanh chóng và chính xác nhất!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn