logo

Tìm hiểu giao dịch dân sự là gì?

Giao dịch dân sự là gì? Thực tế cho thấy đời sống xuất hiện rất nhiều loại giao dịch dân sự. Tuy nhiên để giao dịch dân được xem là hợp pháp thì phải đáp ứng đủ các điều kiện luật định. Vậy, điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực được quy định như thế nào?

Quảng cáo

Giao dịch dân sự là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 116 của Bộ luật dân sự 2015: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Giao dịch dân sự được hiểu là một sự kiện pháp lý sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý. Hậu quả của việc xác lập của giao dịch dân sự là sẽ làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Từng loại giao dịch cụ thể sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch chính là hành vi có ý thức của chủ thể với mục đích nhất định, chính vì thế, giao dịch dân sự là một hành vi mang tính ý chí của chủ thể để tham gia vào giao dịch, có mục đích và những động cơ nhất định.

giao dịch dân sự là gì

Những đặc điểm của giao dịch dân sự là gì?

Giao dịch dân sự có những đặc điểm cụ thể như sau:

  • Giao dịch dân sự là sự kiện pháp lý thuộc hành vi pháp lý, nó luôn thể hiện ý chí tự nguyện của chủ thể tham gia (ít nhất là thể hiện ý chí trước của một bên hay cả hai bên).
  • Là một loại sự kiện pháp lý phổ biến và quan trọng nhất sẽ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.

Giao dịch dân sự dù là thể hiện dưới hình thức hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương đều mang các đặc điểm sau đây:

Một là, giao dịch dân sự thể hiện được ý chí của chủ thể trong giao dịch. Giao dịch dân sự thì dù là hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương sẽ đều là hành vi có ý thức của chủ thể tham gia với mục đích nhất định. Đối với giao dịch dân sự là hợp đồng thì đó là sự thể hiện cũng như thống nhất ý chí từng bên chủ thể. Giao dịch dân sự là một hành vi pháp lý đơn phương thì là sự thể hiện ý chí từ một phía chủ thể. Nội dung của giao dịch dân sự phải nhằm truyền tải những suy nghĩ bên trong của mỗi chủ thể đó. Ý chí được coi là suy nghĩ bên trong của từng chủ thể nên để có thể xác lập giao dịch thì ý chí đó cần phải được biểu hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định. Vì vậy, giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí bên trong chủ thể và sự bày tỏ ý chí đó ra bên ngoài của chủ thể. Nếu không có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí thì giao dịch dân sự có thể sẽ bị vô hiệu. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho ý chí và sự bày tỏ ý chí đó không thống nhất như các trường hợp chủ thể bị nhầm lẫn, lừa dối hoặc cưỡng ép trong khi xác lập giao dịch.

Hai là, hậu quả pháp lý trong giao dịch dân sự đều sẽ hướng đến phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự của chủ thể. Giao dịch dân sự chính là hành vi của một hoặc nhiều chủ thể với mục đích làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự gồm:

  • Thứ nhất, phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự: trong trường hợp này, giao dịch dân sự làm xác lập các quyền và nghĩa vụ đối với các bên chủ thể trong giao dịch.
  • Thứ hai, làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ dân sự: Trường hợp này, các bên chủ thể trong giao dịch dân sự đã có tồn tại quyền và các nghĩa vụ với nhau nhưng mà các bên thỏa thuận để sửa đổi hoặc bổ sung qua đó sẽ làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ của chính mình cũng như của bên kia;
  • Thứ ba, hệ quả chấm dứt quyền và các nghĩa vụ dân sự: đối với trường hợp này, các bên chủ tham gia trong giao dịch dân sự đã tồn tại các quyền và nghĩa vụ với nhau. Sau đó, có xác lập giao dịch để làm chấm dứt những quyền và nghĩa vụ đang tồn tại trước đó giữa các bên.

Một giao dịch dân sự có thể được xác lập để làm phát sinh một hay nhiều hậu quả pháp lý. Điều đó phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên chủ thể trong giao dịch.

Từ đó, ta thấy rằng giao dịch dân sự có hai đặc điểm chính sau: giao dịch dân sự phải là sự thể hiện ý chí của những chủ thể tham gia và sự thể hiện ý chí đó phải nhằm tạo ra được một hậu quả pháp lý nhất định.

Phân loại giao dịch dân sự hiện nay

Một số tiêu chí để phân loại giao dịch dân sự như sau:

Dựa vào sự thể hiện ý chí

Dựa vào sự thể hiện ý chí, giao dịch dân sự sẽ được phân thành:

Quảng cáo
  • Hợp đồng dân sự bao gồm hai nội dung:
    • Sự thống nhất ý chí giữa các bên tham gia.
    • Sự thống nhất ý chí đó tạo nên các quyền và nghĩa vụ giữa các bên
  • Hành vi pháp lý đơn phương
    • Chỉ thể hiện ý chí từ một phía chủ thể
    • Ý chí này làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

Dựa vào hình thức thể hiện ý chí

Giao dịch dân sự được phân thành:

  • Giao dịch dân sự phải có hình thức bắt buộc: Pháp luật quy định phải được thể hiện giao dịch bằng một hình thức nhất định (văn bản phải được công chứng hoặc chứng thực hoặc được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì giao dịch đó mới có hiệu lực.
  • Giao dịch dân sự không cần thể hiện bằng hình thức bắt buộc: Pháp luật quy định có thể được lập bằng bất kỳ hình thức nào như là lời nói, bằng văn bản hoặc hành động cụ thể do các bên thỏa thuận.

Dựa vào thời điểm phát sinh những hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự

Với căn cứ này, giao dịch dân sự gồm có:

  • Giao dịch dân sự sẽ có hiệu lực khi người xác lập giao dịch đã chết
  • Giao dịch dân sự có hiệu lực ngay thời điểm mà người xác lập giao dịch còn sống.

Dựa vào thời điểm có hiệu lực của các giao dịch dân sự

  • Giao dịch dân sự ưng thuận: Giao dịch này hiệu lực pháp luật tính kể từ thời điểm các bên tham gia đã đạt được sự thống nhất ý chí về thỏa thuận với nhau và sự thống nhất này thể hiện ra bên ngoài dưới một dạng hình thức nhất định (như hợp đồng thuê tài sản).
  • Giao dịch dân sự thực tế: Hiệu lực chỉ phát sinh khi mà một trong các bên thực tế đã nhận được đối tượng của giao dịch dân sự này (Hợp đồng tặng cho các động sản thông thường).

Dựa vào tính chất có bồi hoàn

Dựa vào tính chất có bồi hoàn, giao dịch dân sự được có những loại như sau:

  • Giao dịch dân sự có sự đền bù: Một bên chủ thể sau khi làm một hoặc một số hành vi nhất định vì lợi ích của chủ thể phía bên kia thì sẽ thu một lợi ích vật chất nhất định từ chủ thể bên đó(hợp đồng mua bán tài sản)
  • Giao dịch dân sự không có sự đền bù.

VD: các hợp đồng cho tặng tài sản.

Như vậy, giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng đều có thể là loại giao dịch có điều kiện.

Lấy ví dụ giao dịch dân sự?

Ví dụ về một giao dịch dân sự cụ thể như sau:

A mua nhà của B và hai bên ký với nhau hợp đồng mua bán nhà. Như vậy, sau khi thỏa thuận và thống nhất về ý chí, Bên A đã thanh toán tiền để mua nhà cho bên B và bên B thực hiện các thủ tục liên quan đến bàn giao nhà cho bên A. Khi đó, hiệu lực của giao dịch dân sự sẽ phát sinh.

Ý nghĩa của giao dịch dân sự là gì?

Dựa vào các mục đích của giao dịch dân sự thì ý nghĩa của giao dịch dân sự là việc kết quả của giao dịch dân sự đó có đạt mục đích như ban đầu mà các bên thực hiện hay không. Một số trường hợp hậu quả pháp lý phát sinh lại không phù hợp với mong muốn ban đầu của các chủ thể (với mục đích pháp lý). Nguyên nhân có thể là: Nguyên nhân thứ nhất là khi giao dịch dân sự đó là bất hợp pháp.

Mục đích pháp lí của giao dịch dân sự khác với động cơ xác lập của giao dịch. Động cơ xác lập của giao dịch dân sự được hiểu là nguyên nhân thúc đẩy các bên tham gia vào giao dịch. Động cơ của giao dịch không mang tính chất pháp lý. Khi xác lập giao dịch mà động cơ không đạt được thì điều đó cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch đó. Mục đích phải luôn được xác định còn động cơ có thể có hoặc không xác định. Chẳng hạn: Mua bán xe máy – mục đích của người mua là quyền sở hữu xe máy, còn động cơ có thể để đi, có thể để cho thuê hoặc bán lại cho người khác.

Giao dịch dân sự là căn cứ rất phổ biến và thông dụng nhất trong các căn cứ để làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự; đây là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong việc giao lưu dân sự, trong việc dịch chuyển các tài sản và cung ứng dịch vụ với mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tất cả thành viên trong xã hội. Với nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường như hiện nay, thông qua giao dịch dân sự (hiểu đơn giản là hợp đồng) các chủ thể có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, hoạt động kinh doanh và những nhu cầu khác trong đời sống hàng ngày của bản thân.

Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Sơn để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi Giao dịch dân sự là gì, lấy ví dụ giao dịch dân sự? Hi vọng với những chia sẻ trên đã giúp ích cho bạn. Trong trường hợp còn vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 19006518 để được Luật sư hỗ trợ nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn