logo

Cơ quan chức năng nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 18-10-2019 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 3177 Lượt xem

Xảy ra tranh chấp trong 1 vài mối quan hệ là điều khá bình thường đặc biệt là quan hệ lao động. Khi xảy ra thì ai là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động? Nguyên tắc giải quyết như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Quảng cáo

1. Tranh chấp lao động là gì?

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Có nhiều trường hợp rranh chấp lao động. Cụ thể:

– Tranh chấp cá nhân: tranh chấp về điều kiện làm việc, địa điểm làm, tiền lượng, chế độ chính sách bảo hộ lao động, đào tạo nâng cao chuyên môn …

– Tranh chấp tập thể: Tranh chấp tập thể về quyền và tranh chấp tập thể về lợi ích. Trong đó:

+ Tranh chấp tập thể về quyền sẽ phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau về quy định lao đông của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế lao động động cùng những thỏa thuận hợp pháp khác.

+ Tranh chấp tập thể về lợi ích phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy và các quy chế lao động cùng thỏa thuận hợp pháp của 1 tập thể trong quá trình thương thảo.

 

giải quyết tranh chấp lao động

 

2. Nguyên tắc và phương thức giải quyết tranh chấp lao động

2.1. Nguyên tắc

Theo quy định của Điều 194 Bộ luật Lao động 2012, để giải quyết tranh chấp lao động hợp lên, các bên phải tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:

– Tôn trọng, đảm bảo để các bên tự thương lượng và đưa ra quyết định

– Đảm bảo tôn trọng quyền và lợi ích của các bên tham gia, lợi ích chung của xã hội, tuân thủ đúng quy định khi thực hiện hòa giải

– Công khai, minh bạch, đúng luật, giải quyết nhanh chóng và kịp thời

Quảng cáo

– Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết

– Việc giải quyết tranh chấp trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hộ

– Chỉ tiến hành giải quyết khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do bên còn lại từ chối thương lượng, hòa giải hoặc quá trình thương lượng không thành hoặc thương lượng thành công nhưng 1 trong hai bên không thực hiện.

Xem thêm >> Quy định về cách tính phụ cấp độc hại cho người lao động

2.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động

Tùy vào từng trường hợp mà các bên trong quan hệ lao động có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Hiện nay, theo quy định trong Điều 201 và Điều 203 Bộ luật Lao động 2012 có 4 phương thức giải quyết tranh chấp lao động cơ bản:

– Hòa giải viên lao động;

– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện);

– Hội đồng trọng tài lao động;

– Tòa án nhân dân.

3. Cơ quan chức năng nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?

 

Tiêu chí Tranh chấp cá nhân Tranh chấp tập thể
Tranh chấp tập thể về quyền Tranh chấp tập thể về lợi ích
Người có thẩm quyền giải quyết – Hòa giải viên lao động

– Tòa án nhân dân

– Hòa giải viên lao động

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

-Tòa án nhân dân

– Hòa giải viên lao động

– Hội đồng trọng tài lao động

Lưu ý Mọi tranh chấp lao động đều phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết. Tuy nhiên, có 5 trường hợp dưới đây thì không cần nhé:

  • Xử lý kỷ luật sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
  • Bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
  • Bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

 

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến nguyên tắc, phương thức và cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, các bạn hãy liên hệ với công ty Luật Hùng Sơn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ mọi người, giải đáp các thắc mắc nhé!

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top