Bạn đang có văn bằng bảo hộ đang sắp hết hiệu lực bảo hộ và bạn muốn gia hạn bảo hộ? Vậy gia hạn văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ như thế nào? Nếu không gia hạn bảo hộ mà vẫn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu thì có được không? Đây là những câu hỏi nhiều người muốn giải đáp.
Quảng cáo
Gia hạn văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp là gì? Tại sao phải gia hạn văn bằng bảo hộ?
Gia hạn bảo hộ văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp là việc yêu cầu tiếp tục bảo hộ khi văn bằng sắp hết thời hạn bảo hộ.
Khác với bảo hộ bản quyền tác giả có thời hạn bảo hộ ít nhất là 75 năm và không gia hạn bảo hộ, đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, thời hạn bảo hộ ngắn hơn. Tuy nhiên, bạn được quyền gia hạn bảo hộ đối với một số đối tượng sở hữu công nghiệp nhất định. Cụ thể:
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực tính từ ngày cấp và có thời hạn đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn 02 lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực tính từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần mỗi lần 10 năm.
Như vậy, chỉ có văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu mới được gia hạn bảo hộ. Việc gia hạn bảo hộ giúp đối tượng sở hữu công nghiệp tiếp tục được bảo hộ, ngăn chặn hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp.
Hậu quả pháp lý khi không gia hạn bảo hộ văn bằng bảo hộ
Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp không tiến hành gia hạn khi văn bằng sắp hết hiệu lực bảo hộ thì khi văn bằng chấm dứt hiệu lực, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp không còn được bảo hộ và người khác có thể sử dụng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp mà không phải xin phép chủ sở hữu.
Nếu đăng ký gia hạn văn bằng bảo hộ muộn so với quy định pháp luật thì có bị nộp phạt không?
Theo quy định của pháp luật, trong vòng 06 tháng trước ngày văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ văn bằng sẽ phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Pháp luật cũng cho phép chủ sở hữu có thể nộp đơn yêu cầu gia hạn muộn hơn thời hạn nộp muộn không được quá 06 tháng tính từ ngày văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
Hiện nay, lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ cụ thể như sau:
Lệ phí gia hạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho một sản phẩm/dịch vụ là: 1.200.000 đồng. Trường hợp nếu một Nhãn hiệu được bảo hộ cho nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ: Thì từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ hai thu thêm mỗi nhóm là 800.000 đồng.
Lệ phí gia hạn Văn bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho một phương án sản phẩm là: 1.200.000 đồng. Trường hợp nếu Kiểu dáng công nghiệp có nhiều phương án, thì từ phương án thứ hai thu thêm mỗi phương án là 800.000 đồng.
Và nếu chủ sở hữu yêu cầu gia hạn muộn sẽ bị phạt 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
Thủ tục đăng ký gia hạn văn bằng bảo hộ như thế nào?
Để đăng ký gia hạn văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, cần thực hiện các thủ tục sau:
♦ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu gồm:
Quảng cáo
Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ;
Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu); Bản gốc văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn văn bằng kiểu dáng công nghiệp);
Giấy uỷ quyền cho Luật Hùng Sơn thực hiện thủ tục gia hạn văn bằng;
Chứng từ nộp lệ phí.
♦ Bước 2: Nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc văn phòng đại diện của cục sở hữu trí tuệ
– Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn yêu cầu gia hạn trong thời hạn 01 tháng tính từ ngày nhận đơn. Trường hợp đơn gia hạn không có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định gia hạn, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Nếu đơn yêu cầu gia hạn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối gia hạn và yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc người yêu cầu có ý kiến phản đối:
Đơn yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;
Người gia hạn không phải là chủ văn bằng bảo hộ tương ứng.
Trong trường hợp hết thời hạn 01 tháng, người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, ý kiến phản đối không xác đáng hoặc không có ý kiến phản đối thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối gia hạn.
– Thời hạn thực hiện: 01 tháng tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
♦ Bước 3: Nhận kết quả
Cục SHTT sẽ thông báo cho chủ sở hữu nhãn hiệu về việc gia hạn thành công văn bằng bảo hộ. Theo đó, văn bằng bảo hộ tiếp tục có hiệu lực.
♦ Lưu ý
Chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cần lưu ý:
– Sau khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ mà chủ sở hữu nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu liên tục trong thời gian 05 năm tính từ ngày nộp đơn, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể bị hủy bởi một người khác.
– Trong trường hợp Sau 05 năm tính từ ngày hết hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu mà chủ văn bằng không gia hạn thì chủ thể khác mới có quyền được đăng ký nhãn hiệu đó.
Dịch vụ gia hạn văn bằng bảo hộ công ty Luật Hùng Sơn
Tư vấn thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ;
Tư vấn điều kiện gia hạn văn bằng bảo hộ;
Tư vấn thời hạn thực hiện gia hạn văn bằng bảo hộ;
Tư vấn hồ sơ gia hạn văn bằng bảo hộ;
Đại diện khách hàng thực hiện gia hạn văn bằng bảo hộ;
Khiếu nại, theo dõi, giải quyết những vướng mắc trong suốt thực hiện gia hạn văn bằng bảo hộ.
Nếu có nhu cầu về đăng ký nhãn hiệu, gia hạn văn bằng bảo hộ, đăng ký logo độc quyền quý khách hàng xin vui lòng liên hệ trực tiếp tới công ty Luật Hùng Sơn để được tư vấn và thực hiện thủ tục một cách chi tiết, chính xác nhất.
Mọi thắc mắc xin liên hệ ngay tổng đài 1900 6518 để được tư vấn miễn phí nhanh nhất.
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.