Thủ tục đăng ký duy trì mã số mã vạch được thực hiện như nào

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 12-07-2021 |
  • Giấy phép , |
  • 872 Lượt xem

Thủ tục đăng ký duy trì mã số mã vạch được hiểu là khi tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, thì họ có trách nhiệm phải nộp phí duy trì hằng năm để có thể sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm của mình. Vậy thủ tục đăng ký duy trì mã số mã vạch được thực hiện như thế nào? Công ty Luật Hùng Sơn sẽ giúp Quý độc giả, tổ chức, doanh nghiệp có thể tìm hiểu về thủ tục này thông qua câu hỏi cụ thể dưới đây. Hy vọng những thông tin về việc đăng ký duy trì mã vạch mà Luật Hùng Sơn cung cấp sẽ là các tài liệu hữu ích cho mọi người.

Quảng cáo

Câu hỏi: Xin chào Luật sư! Công ty tôi đang sử dụng mã số mã vạch nhưng sắp hết hạn, tôi muốn hỏi là thủ tục đăng ký và duy trì mã số mã vạch như thế nào, nếu không gia hạn thì có bị xử phạt không?

1. Căn cứ pháp lý

– Nghị định số 119/2017/NĐ-CP;

– Nghị định số 74/2018/NĐ-CP;

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Luật sư tư vấn trả lời:

2.1: Thủ tục đăng ký duy trì mã số mã vạch

Khoản 1 Điều 19b của Nghị định 74/2018/NĐ-CP đã quy định về trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp khi sử dụng mã số mã vạch theo tiêu chuẩn của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1, đồng thời có cả tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893”. Trong đó, tổ chức sử dụng mã số mã vạch có trách nhiệm phải nộp phí cấp và phí duy trì quyền sử dụng mã số, mã vạch theo quy định. Việc nộp phí duy trì phải được thực hiện trước 30/6 hàng năm;

Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch được quy định là không quá 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, trong thời gian 3 năm này, hằng năm, bạn vẫn phải thực hiện thủ tục gia hạn cho Giấy chứng nhận mã số mã vạch hay còn được hiểu đơn giản là bạn phải thực hiện nộp phí duy trì để có thể sử dụng mã số mã vạch.

Mức phí duy trì này được quy định cụ thể tại Thông tư số 232/2016/TT-BTC. Thông tư này đã quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch bao gồm: phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch; phí duy trì sử dụng mã số mã vạch; phí xác nhận sử dụng mã số mã vạch nước ngoài.

Điều 4, Thông tư 232/2016/TT-BTC quy định cụ thể về phí gia hạn mã số mã vạch đối với từng loại mã số mã vạch. Theo đó, mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm như sau:

1. Đối với Doanh nghiệp sử dụng mã doanh nghiệp GS1

– Doanh nghiệp sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số, tương đương với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm thì doanh nghiệp phải nộp phí duy trì hằng năm là 500.000 đồng/năm

– Doanh nghiệp sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số, tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm thì phải nộp phí duy trì hằng năm là 800.000 đồng/năm

– Doanh nghiệp sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm thì phải nộp phí duy trì hằng năm là 1.500.000 đồng/năm

– Doanh nghiệp sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm thì  phải nộp phí duy trì hằng năm là 2.000.000 đồng/năm

2. Đối với doanh nghiệp sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) thì phải nộp phí duy trì hằng năm là 200.000 đồng/năm

Quảng cáo

3. Đối với doanh nghiệp sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) thì phải nộp phí duy trì hằng năm là 200.000 đồng/năm

Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục duy trì mã số mã vạch, các tổ chức, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số điều sau:

– Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 thì tổ chức đó sẽ chỉ phải nộp 50% mức phí duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định đã phân tích ở trên;

– Khi đã nhận được Giấy chứng nhận về việc sử dụng mã số mã vạch doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên theo quy định. Các năm tiếp theo, thì thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm, nếu nộp muộn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

duy trì mã số mã vạch

 2.2: Cách thức nộp phí duy trì mã số mã vạch

Về cách thức nộp, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể nộp phí đăng ký duy trì mã số mã vạch bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào các địa chỉ sau:

1.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Cầu Giấy

Số tài khoản: 1507201067262

2.Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Công thương Việt Nam (Vietinbank) Chi nhánh Nam Thăng Long 

Số tài khoản: 120000056923 

Đơn vị thụ hưởng:  Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam

Địa chỉ: Số 8 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Tuy nhiên khi thực hiện việc chuyển khoản, tổ chức, cá nhân cần lưu ý phải ghi rõ tên, ghi rõ loại phí nộp là phí duy trì mã số mã vạch và ghi chú thêm mã số doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng cấp vào chứng từ chuyển khoản để cơ quan có thẩm quyền quản lý tiện theo dõi (ví dụ: 893……).

2.3: Xử lý vi phạm khi không làm thủ tục đăng ký duy trì mã số mã vạch

Khoản 1 Điều 32 quy định về xử lý vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch như sau Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, doanh nghiệp có hành vi không thực hiện thủ tục gia hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch khi giấy chứng nhận đó hết hiệu lực”.

Hy vọng qua bài viết trên của công ty Luật Hùng Sơn, quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về việc duy trì mã số mã vạch. Trường hợp quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 6518 để được giải đáp nhanh gọn và chính xác. 

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn