Quy định xử phạt đối với người dùng bùa ngải khám chữa bệnh 2020

Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề vướng mắc cần được Luật sư hỗ trợ giúp tôi như sau: Khi tôi đi khám chữa bệnh ở một phòng khám tư nhân, tôi nhận thấy các chuyên viên y tế tại nơi này có sử dụng những hành vi như dùng bùa ngải hỗ trợ bên cạnh việc khám và cấp thuốc chữa trị thông thường. Tôi nhận thấy tình hình không ổn nhưng không biết việc dùng bùa ngải khám chữa bệnh có quy định nào xử phạt không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Quảng cáo

I. Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đọc đã gửi câu hỏi thắc mắc đến Luật Hùng Sơn, về vấn đề của bạn chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp như sau.

1. Xử phạt dùng bùa ngải khám chữa bệnh mới nhất

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 28 của Nghị định số 176/2013/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng nếu có một trong những hành vi sau đây:

  • Có hành vi cản trở người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Chỉ định sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc là gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì mục đích vụ lợi.
  • Lợi dụng nghề nghiệp để thực hiện hành vi quấy rối tình dục đối với người bệnh.
  • Người nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng tiếng Việt nhưng chưa nhận được sự công nhận là biết tiếng Việt thành thạo hoặc là bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt mà chưa được đăng ký sử dụng.
  • Sửa chữa hoặc tẩy xóa hồ sơ, bệnh án làm sai lệch đi thông tin khám bệnh, chữa bệnh.
  • Có sử dụng hình thức mê tín trong khi hành nghề.

Như vậy, bạn đọc có thể hiểu, khi cơ khám chữa bệnh mà có dùng bùa ngải khám chữa bệnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng hình thức mê tín trong khi hành nghề với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng.

Đồng thời, bạn đọc cũng nên lưu ý về thông tin sau kể từ ngày 15/11/2020. Đây là thời điểm mà Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Căn cứ theo điểm g Khoản 5 Điều 38 của Nghị định này thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà có sử dụng hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh vẫn sẽ chịu mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng. Và người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 1 tháng cho đến 3 tháng.

dùng bùa ngải khám chữa bệnh

2. Xử phạt hành chính đối với các vi phạm về thụ tinh trong ống nghiệm

Trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, ngoài việc gây chú ý với mức xử phạt đối với cơ sở khám chữa bệnh có dùng bùa ngải khám chữa bệnh thì Nghị định số 117/2020/NĐ-CP còn bổ sung quy định mới về xử phạt đối với các vi phạm về thụ tinh trong ống nghiệm. Mức xử phạt hành chính được quy định tại Điều 42 của Nghị định này có thể lên đến 40.000.000 đồng. Cụ thể như sau:

Quảng cáo

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng nếu có hành vi không báo cáo tình hình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ về cho Bộ Y tế theo quy định.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng nếu có hành vi không thực hiện việc khám hay xét nghiệm để có thể xác định người cho tinh trùng, cho noãn không bị bệnh di truyền gây ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh về tâm thần hoặc là mắc bệnh khác không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng nếu có một trong những hành vi sau đây:

  • Cung cấp địa chỉ, tên, tuổi hoặc là hình ảnh của người nhận tinh trùng, người cho tinh trùng, nhận phôi.
  • Sử dụng noãn, tinh trùng của một người cho để dùng cho từ hai người trở lên, trừ trường hợp mà không sinh con thành công.
  • Không hủy hoặc là hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học đối với noãn, tinh trùng chưa sử dụng hết trong trường hợp sinh con thành công.
  • Không thực hiện mã hóa tinh trùng hay phôi của người cho hoặc là có mã hóa nhưng không ghi rõ về đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố về chủng tộc.
  • Lưu giữ noãn, phôi, tinh trùng ở tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Không thực hiện hủy số noãn, phôi, tinh trùng của người gửi noãn, phôi, tinh trùng bị chết mà cơ sở lưu giữ noãn, phôi, tinh trùng nhận được thông báo có kèm theo bản sao của giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình của người gửi, trừ trường hợp mà vợ hoặc là chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí để lưu giữ, bảo quản.
  • Hủy số noãn, phôi, tinh trùng của người gửi noãn, phôi, tinh trùng bị chết mà vợ hoặc là chồng của người đó đã có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn có duy trì đóng phí để lưu giữ, bảo quản.
  • Không hủy noãn, tinh trùng của người gửi trong trường hợp mà người gửi ly hôn và đề nghị hủy tinh noãn, tinh trùng của chính mình.
  • Không hủy phôi của người gửi trong trường hợp mà người gửi ly hôn và có được sự đồng ý bằng văn bản của cả hai vợ chồng đề nghị hủy đi phôi của chính họ.
  • Hủy phôi của người gửi phôi trong trường hợp mà người gửi ly hôn nhưng đã có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.
  • Không thực hiện nguyên tắc vô danh giữa người nhận và người cho trong việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi; không sử dụng các biện pháp mã hóa thông tin về người gửi noãn, gửi phôi, gửi tinh trùng hiến tặng cơ sở lữu giữ noãn, phôi, tinh trùng để cho người khác, trừ trường hợp mà hiến tặng cho mục đích nghiên cứu khoa học.
  • Tiếp nhận gửi noãn, gửi phôi, gửi tinh trùng ngoài các trường hợp được thực hiện theo quy định pháp luật.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng nếu có một trong những hành vi sau đây:

  • Cho noãn, cho tinh trùng ở tại hơn một cơ sở khám bệnh, cơ sở chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận là được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không tuân theo quy trình kỹ thuật, các quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
  • Thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho người nhận noãn, phôi, tinh trùng mà người nhận không đủ điều kiện theo quy định.
  • Có hành vi sử dụng phôi dư không có hợp đồng tặng cho để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
  • Sử dụng phôi dư có hợp đồng tặng cho để sử dụng cho hơn một người, trừ trường hợp mà không sinh con thành công thì mới được sử dụng cho người khác;
  • Không hủy hoặc là hiến tặng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm nghiên cứu khoa học số phôi còn lại chưa được sử dụng hết trong trường hợp sinh con thành công;
  • Sử dụng phôi dư có hợp đồng tặng cho chưa nhận được sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, cơ sở chữa bệnh.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 40.000.000 đồng nếu có một trong những hành vi sau đây:

  • Thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận theo quy định.
  • Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

Trên đây là các quy định pháp luật về xử phạt đối với hành vi dùng bùa ngải khám chữa bệnh. Đồng thời, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 cũng bổ sung việc xử phạt vi phạm hành chính đối với những vi phạm trong việc thụ tinh trong ống nghiệm. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc nào khác về vấn đề này, hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và cụ thể.

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn