Trong thời đại công nghệ hội nhập, khái niệm doanh nghiệp liên doanh không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, một vài người vẫn chưa nắm chắc được định nghĩa chính xác cũng như các thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh. Do đó, chúng tôi mong những thông tin dưới đây sẽ có ích với các bạn còn đang có khúc mắc về vấn đề này.
Quảng cáo
1. Doanh nghiệp liên doanh là gì?
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do ít nhất hai bên hợp tác thành lập tại Việt Nam, thuộc đồng sở hữu của hai công ty độc lập hoặc của một công ty và chính phủ. Điều này giúp doanh nghiệp tập hợp nguồn lực lớn hơn cho việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
Các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt Nam sẽ phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh đề thành lập doanh nghiệp liên doanh. Vậy để thành lập doanh nghiệp liên doanh cần những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu thủ tục thành lập ở phần tiếp theo.
Thành lập doanh nghiệp liên doanh.
2. Các thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh
Để thành lập doanh nghiệp liên doanh, các nhà đầu tư cần chuẩn bị những tài liệu như sau:
Nhà đầu tư là cá nhân
Bản sao được chứng thực của chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu. Ngoài ra, nhà đầu tư cần chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Quảng cáo
Nhà đầu tư là pháp nhân
Nhà đầu tư cần chuẩn bị một số giấy tờ để hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh như: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, giấy chứng nhận mã số thuế, điều lệ công ty. Một số báo cáo như báo cáo tài chính của Công ty trong hai năm gần nhất (nếu có), báo cáo năng lực tài chính, quyết định của Công ty về việc đầu tư tại Việt Nam, quyết định về việc cử người đại diện công ty tại Việt Nam. Ngoài ra còn có các bản sao như bản sao hộ chiếu người đại diện cho Công ty tại Việt Nam và bản sao hộ chiếu người đại diện phần vốn góp của Công ty.
Đối với các loại giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa bởi lãnh sự. Các giấy tờ này cũng cần phải dịch sang tiếng Việt. Một vài giấy tờ liên quan khác cũng cần phải có như hợp đồng liên doanh, bản sao sổ đỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của địa điểm triển khai dự án, nguyên tắc về việc thuê nhà, đất làm địa điểm triển khai dự án và các giấy tờ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
3. Trình tự các bước để xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp
Hồ sơ cần được nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh. Trong đó, Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp sẽ tiến hành thụ lý hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ. Sau đó, các nhà đầu tư sẽ được thông báo về các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu cần. Cuối cùng, hồ sơ sẽ được trình UBND cấp tỉnh hoặc Giám đốc Ban quản lý khu công nghiệp để phê duyệt.
Kết quả hồ sơ sẽ được chuyển đến nhà đầu tư. Lúc này, chúng ta có 2 trường hợp như sau
Trường hợp 1: Hồ sơ không hợp lệ. Nhà đầu tư nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trường hợp 2: Hồ sơ hợp lệ. Nhà đầu tư nhận được giấy chứng nhận đầu tư. Đây cũng là giấy chứng nhận doanh nghiệp (Giấy chứng nhận về việc thành lập công ty liên doanh).
Sau cùng, nhà đầu tư cần hoàn tất một vài thủ tục liên quan đến thuế, khắc dấu,… vậy là đã hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ những thông tin cơ bản về doanh nghiệp liên doanh và các thủ tục thành lập doanh nghiệp cần thiết giúp bạn không còn bối rối trước một “mớ” thủ tục đau đầu nữa. Nếu cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại đây nhé!
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.