logo

Độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính?

Cũng như tội phạm hình sự, những đối tượng có hành vi vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt khi đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính theo quy định. Vậy độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính là bao nhiêu?  

Quảng cáo

Độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính là bao nhiêu?

Tại điểm a khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định rõ các đối tượng chịu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi phạm hành chính do cố ý;

– Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính;

– Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân nếu có vi phạm hành chính thì cũng bị xử lý như đối với công dân khác

Ngoài ra tại khoản 2 Điều 5, Điều 90, 92 Luật xử lý vi phạm hành chính về đối tượng bị áp dụng xử lý hành chính là: người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu cấu thành tội phạm rất nghiêm trọng mà do ý chí chủ quan của người đó, cố tình thực hiện, có độ tuổi từ đủ 12 đến dưới 14 tuổi.

Như vậy theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính thì độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính là từ đủ 12 đến dưới 1 tuổi khi hành vi phạm tội có dấu hiệu cấu thành tội phạm rất nghiêm trọng; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu có vi phạm hành chính do cố ý; từ đủ 16 tuổi với mọi hành vi vi phạm.

độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính

Những trường hợp nào không bị xử phạt hành chính

Không phải hành vi có lỗi nào cũng sẽ bị xử phạt hành chính. Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về các trường hợp không xử lý vi phạm hành chính:

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.

Tình thế cấp thiết là tình thế cá nhân đó muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa tới lợi ích của Nhà nước, tổ chức, quyền lợi chính đáng của mình hoặc người khác mà không còn cách nào là phải gây ra thiệt hại nhỏ hơn để ngăn ngừa.

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng

Hành vi của cá nhân đó vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình hoặc cho người khác mà chống trả lại một cách cần thiết đối với người đang cho hành vi xâm hại các quyền và lợi ích trên.

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng

Đây là việc một cá nhân không thể lường trước và khắc phục hậu quả của sự kiện xảy ra một cách khách quan mặc không thể lường trước mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Quảng cáo

– Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.

Đua xe trái phép khi chưa đủ 18 tuổi phạm tội gì?

Luật sư cho tôi hỏi: Con tôi tham gia đua xe, đánh võng, lạng lách khi  mới 17 tuổi, chưa đủ 18 tuổi thì bị phạm tội gì?

Luật sư trả lời:

Hành vi đua xe trái phép là hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 6 Điều 8 Luật giao thông đường bộ. Tùy vào mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi phạm tội mà sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

– Xử lý hành chính: 

Hành vi đua xe trái phép chưa đến mức xử lý hình sự thì sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt lên tới 10.000.000 đồng, bị tịch thu phương tiện, ….

độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính

– Xử lý hình sự:

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý về Tội đua xe trái phép theo quy định tại Điều 266 Bộ Luật hình sự. Hình phạt cao nhất đến 20 năm tù, ngoài ra còn bị phạt tiền.

độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính

Chưa đủ tuổi thành niên phạm tội cướp tài sản xử lý như thế nào?

Luật sư cho tôi hỏi: Cháu tôi 15 tuổi cướp tài sản của người qua đường thì có bị phạt gì không?

Luật sư trả lời:

Theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304.

Nếu người phạm tội nằm trong độ tuổi nêu trên và có hành vi cấu thành tội cướp tài sản thì bị xử lý hình sự theo Điều 168 Bộ luật hình sự về tội Cướp tài sản. Hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù, ngoài ra  còn bị phạt tiền.

độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính

Vậy, phải xác định cụ thể về độ tuổi của người có hành vi cướp tài sản tại thời điểm thực hiện hành vi để xác định người này có đủ yếu tố cấu thành tội phạm và bị xử lý hình sự không.

Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Sơn về độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính cũng như những vấn đề liên quan. Nếu còn thắc mắc cần hỗ trợ, bạn đọc vui lòng liên hệ qua tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6518 để được tư vấn.

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top