logo

Công chứng là gì, trường hợp nào phải công chứng?

Hiện nay, việc công chứng giấy tờ rất phổ biến với chúng ta, nhưng ít ai biết được công chứng là gì, trường hợp nào phải công chứng? Luật Hùng Sơn xin giới thiệu ở bài viết sau đây:

Công chứng là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng năm 2014 quy định thì công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận về:

  • Tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng hoặc các giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch);
  • Tính chính xác, hợp pháp và không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch).

công chức là gì

Công chứng trong tiếng anh là gì?

Công chứng được dịch sang tiếng anh là Notarized.

Đặc điểm của công chứng?

Các đặc điểm của công chứng bao gồm như sau:

Hoạt động của  công chứng do các công chứng viên thực hiện.

Người yêu cầu công chứng là các cá nhân hoặc tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu về công chứng hợp đồng, giao dịch và bản dịch.

Nội dung của công chứng là việc xác định tính xác thực về tính hợp pháp của hợp đồng và các giao dịch dân sự. Tính chính xác và tính hợp pháp sẽ không được trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản.

Có hai loại hợp đồng giao dịch thực hiện hoạt động công chứng trong đó là các loại hợp đồng giao dịch thực hiện theo yêu cầu của pháp luật bắt buộc phải công chứng và các loại hợp đồng giao dịch do các cá nhân và tổ chức tự nguyện yêu cầu bên công chứng.

Văn bản công chứng sẽ có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan, trừ những trường hợp các bên tham gia hợp đồng hoặc các giao dịch có thỏa thuận cụ thể khác.

Trường hợp nào phải công chứng?

Các trường hợp cụ thể sau cần phải thực hiện việc công chứng:

Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất

     Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 có quy định về một số những giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng gồm:

  • Các hợp đồng về chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc được chứng thực, trừ những trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
  • Các hợp đồng về cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng về chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất trong đó một bên hoặc các bên tham gia thực hiện giao dịch là các tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
  • Văn bản về việc thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

Như vậy, những giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất sẽ thuộc các trường hợp bắt buộc phải thực hiện việc công chứng hoặc chứng thực.

Hợp đồng liên quan đến nhà ở

Căn cứ theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về những giao dịch sau đây buộc phải công chứng bao gồm:

  • Hợp đồng về mua bán nhà ở;
  • Hợp đồng về tặng cho nhà ở;
  • Hợp đồng về đổi nhà ở;
  • Hợp đồng về góp vốn bằng nhà ở;
  • Hợp đồng về thế chấp nhà ở;
  • Hợp đồng về chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại 

Các loại văn bản thừa kế và di chúc

Căn cứ theo khoản 3 Điều 630 BLDS năm 2015 quy định thì di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ sẽ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực .

Căn cứ theo khoản 5 Điều 630 BLDS năm 2015 quy định thì di chúc miệng được người làm chứng ghi chép lại: Di chúc miệng sẽ được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất là hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng sẽ thực hiện việc ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc sẽ phải được công chứng viên hoặc các cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Hợp đồng liên quan đến mua bán, tặng, cho xe

Căn cứ theo Điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định thì những giao dịch mua bán, tặng, cho xe của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực. Như vậy, những trường hợp giao dịch như trên phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực mới có hiệu lực pháp luật.

Công chứng ở đâu?

Căn cứ theo Điều 44 Luật công chứng năm 2014 có quy định thì khi cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu công chứng có thể đến các cơ quan sau đây để thực hiện:

  • Trụ sở tại các tổ chức hành nghề công chứng (trừ những trường hợp có sự ghi nhận mà pháp luật quy định công chứng ngoài trụ sở văn phòng);
  • Ngoài trụ sở từ các tổ chức hành nghề công chứng: Trường hợp này sẽ chỉ được áp dụng khi người yêu cầu công chứng là người đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang bị thi hành về án phạt tù, là người già yếu hoặc không thể đi lại được hoặc có những lý do nào khác mà không thể đến trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện.

Thủ tục thực hiện công chứng hiện nay như thế nào?

Thực hiện công chứng hiện nay theo các bước cụ thể sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ cần công chứng

Người yêu cầu công chứng sẽ hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Văn phòng Công chứng,

Thời gian làm việc từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 08 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút và buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và sáng thứ bảy (từ 08 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút).

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ công chứng

* Trường hợp việc tiếp nhận hồ sơ thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận tiếp nhận sẽ chuyển hồ sơ cho các Công chứng viên để kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng;

* Trường hợp Công chứng viên là người trực tiếp nhận: Thực hiện việc kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng theo đó:

Trường hợp hồ sơ thực hiện yêu cầu công chứng đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật: thụ lý và ghi vào sổ công chứng;

Trường hợp hồ sơ thực hiện yêu cầu công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên sẽ ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung thông tin (phiếu hướng dẫn ghi đầy đủ cụ thể các giấy tờ cần bổ sung, ngày tháng năm hướng dẫn và họ tên các Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ);

Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để thực hiện giải quyết: Công chứng viên sẽ giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu người yêu cầu thực hiện công chứng đề nghị từ chối bằng văn bản, Công chứng viên sẽ báo cáo Trưởng Văn phòng xin ý kiến và soạn văn bản để từ chối.

Bước 3: Soạn thảo và ký văn bản công chứng

Trường hợp văn bản công chứng đã được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn thì Công chứng viên sẽ kiểm tra dự thảo về văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có điều khoản vi phạm về pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội hoặc nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, Công chứng viên sẽ phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Nếu người yêu cầu về công chứng không được sửa chữa thì Công chứng viên sẽ có quyền từ chối công chứng;

Trường hợp văn bản do Công chứng viên thực hiện soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng bao gồm: nội dung, ý định giao kết hợp đồng hoặc các giao dịch là xác thực, không vi phạm về pháp luật hoặc không trái với đạo đức xã hội thì Công chứng viên sẽ soạn thảo hợp đồng và giao dịch;

Người yêu cầu thực hiện công chứng sẽ tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc Công chứng viên sẽ đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trong trường hợp người yêu cầu thực hiện công chứng có yêu cầu sửa đổi và bổ sung, Công chứng viên sẽ xem xét và thực hiện việc sửa đổi và bổ sung ngay trong ngày hoặc hẹn lại;

Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý về toàn bộ nội dung ghi trong dự thảo hợp đồng hoặc Công chứng viên sẽ hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng soạn thảo.

Bước 4: Ký chứng nhận

Công chứng viên sẽ yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản gốc của các giấy tờ theo quy định để kiểm tra đối chiếu trước khi ghi lời chứng và thực hiện việc ký vào từng trang của hợp đồng và chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 5: Trả kết quả công chứng

Bộ phận thu phí của Văn phòng công chứng sẽ hoàn tất việc thu phí và thù lao công chứng cùng các chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ công chứng cho người yêu cầu công chứng.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các về công chứng là gì, trường hợp nào phải công chứng? Hãy liên hệ ngay đến số Hotline: 1900 6518 của Luật Hùng Sơn để được giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi bạn đang gặp phải.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn