Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì? Tại sao cần phải tiến hành thủ tục này? Hãy cùng tìm hiểu hình thức này qua bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn để hiểu rõ hơn nhé.
Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì?
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước có nghĩa là việc:
- Chuyển doanh nghiệp do chủ sở hữu là Nhà nước (gọi là doanh nghiệp đơn sở hữu) thành loại hình công ty cổ phần (gọi là doanh nghiệp đa sở hữu).
- Chuyển từ hoạt động theo quy định Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Tài sản của doanh nghiệp được phân chia thành các cổ phần chào bán cho cán bộ công nhân ở doanh nghiệp, phần còn lại thuộc sở hữu nhà nước. Số lượng cổ phần do nhà nước sở hữu có thể nhiều hoặc ít, có thể từ 0% tới 100% tùy vào từng doanh nghiệp.
Việc cổ phần hóa được thực hiện nhằm mục đích tránh gây ra những mâu thuẫn giữa nhà nước với bộ phận cán bộ, nhân dân lo ngại về sự phát triển trong khu vực kinh tế tư nhân.
Tại sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam?
Đối với doanh nghiệp
Tạo nên sự thúc đẩy trong quá trình sản xuất và kinh doanh của nhân viên làm việc trong doanh nghiệp.
Với việc cổ phần hóa này, trách nhiệm của người lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được gắn kết chặt chẽ vào lợi ích của công ty. Chính vì thế, trách nhiệm đối với công việc sẽ nhiều hơn và giảm bớt được phụ thuộc vào vốn đầu tư của các cơ quan nhà nước.
Đối với nhà nước
Có thể thấy rằng thực trạng chung của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là làm ăn thường xuyên gặp thua lỗ dẫn đến tình trạng mức khấu hao tài chính rất lớn về cho nhà nước. Chính vì thế, kể từ năm 1990, hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được triển khai thử nghiệm. Đến năm 2020, hình thức này đã được triển khai rộng rãi. Việc này giúp cắt giảm một số lượng lớn những chi phí đền bù thua lỗ mà nhà nước phải chịu từ những công ty kinh doanh do mình nắm giữ.
Việc này huy động được nguồn vốn từ người lao động và nhân dân đã giảm bớt được nhiều gánh nặng tài chính đè lên hệ thống các cơ quan nhà nước.
Quy định cổ phần hóa
Điều kiện thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Không phải doanh nghiệp Nhà nước nào cũng có thể tiến hành thủ tục cổ phần hóa, chỉ khi khi đảm bảo đủ 02 điều kiện như sau mới được thực hiện cổ phần hóa:
- Doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước cần phải nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Doanh nghiệp còn vốn nhà nước sau khi được xử lý tài chính và đã đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.
Lưu ý: Đối với trường hợp các doanh nghiệp sau khi đã được xử lý tài chính và được xác định lại giá trị doanh nghiệp mà giá trị này thấp hơn các khoản phải chi trả thì xử lý như sau:
- Đối với các doanh nghiệp nằm trong danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ số lượng cổ phần trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa, cơ quan đại diện của chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp kết hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và những chủ nợ của doanh nghiệp lên phương án mua bán nợ nhằm mục đích tái cơ cấu doanh nghiệp.Trường hợp phương án trên không khả thi và đạt được hiệu quả thì chuyển đổi sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo như quy định của pháp luật;
- Đối với các doanh nghiệp còn lại, cơ quan đại diện của chủ sở hữu quyết định chuyển hướng thực hiện những hình thức chuyển đổi khác theo đúng quy định của pháp luật.
Loại hình doanh nghiệp nào có thể áp dụng chính sách cổ phần hóa?
Những loại hình có thể áp dụng chính sách này bao gồm:
- Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước đang nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế/ Tổng công ty nhà nước (bao gồm cả Ngân hàng Thương mại nhà nước) hoặc Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
- Công ty TNHH một thành viên độc lập được Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ công ty.
- Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty TNHH một thành viên.
Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ Nghị định số 126/2017/NĐ-CP có quy định quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được diễn ra qua bước cơ bản sau:
- Bước 1: Thực hiện chuẩn bị và xây dựng phương án cổ phần hóa
- Bước 2: Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện phương án cổ phần hóa đã đề ra
- Bước 3: Hoàn thiện chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần
Đồng tiền thanh toán, phương thức bán cổ phần hóa
Các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp thanh toán bằng đồng Việt Nam.
Việc bán cổ phần lần đầu được tiến hành theo các phương thức cụ thể như sau:
- 1. Đấu giá công khai;
- 2. Bảo lãnh phát hành;
- 3. Thỏa thuận trực tiếp;
- 4. Phương thức dựng sổ (gọi là Booking building).
Trường hợp, đối tượng áp dụng phương thức dựng sổ do Thủ tướng Chính phủ quyết định, Bộ Tài chính được giao hướng dẫn cụ thể thực hiện bán cổ phần theo phương thức này.
Chi phí thực hiện cổ phần hóa
Chi phí thực hiện cổ phần hóa được phân bổ dựa trên các khoản như sau:
- Các khoản chi phí trực tiếp tại doanh nghiệp cổ phần hóa;
- Chi phí thuê tổ chức kiểm toán, tư vấn việc cổ phần hóa (tổ chức tư vấn thuê để xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá khởi điểm, xây dựng phương án về cổ phần hóa, tổ chức tư vấn về bán cổ phần) do cơ quan đại diện của chủ sở hữu hay Ban chỉ đạo (nếu có ủy quyền) quyết định vấn đề. Việc thanh toán chi phí cho các tổ chức tư vấn này căn cứ dựa vào Hợp đồng ký kết giữa các bên có liên quan;
- Thù lao trả cho Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc;
- Một số chi phí khác có liên quan đến quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.
Những hạn chế khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Tuy việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, bên cạnh đó, việc cổ phần hóa cũng tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:
- Đối với ban lãnh đạo doanh nghiệp:
- Khó có thể thích ứng kịp với việc quyền lợi gắn liền với doanh thu.
- Các lãnh đạo doanh nghiệp sở hữu một số lượng lớn cổ phần sau cổ phần hóa và quá trình này có thể lặp lại.
- Đối với nhân viên công ty: Số vốn đầu tư rất ít khiến cho cơ hội làm chủ tài chính hoặc quyết định các vấn đề không có nhiều, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Khó khăn khi đánh giá giá trị doanh nghiệp nhà nước:
- Xác định và đánh giá đúng doanh nghiệp thì thực hiện cổ phần hóa mới phát huy hết hiệu quả
- Đánh giá sai sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả sau cổ phần hóa.
Đánh giá sức ảnh hưởng của cổ phần hóa đến hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
Những lợi ích
- Hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, đa ngành, đa lĩnh vực
- Tăng khả năng liên kết, liên doanh trong doanh nghiệp
- Tạo sức cạnh tranh trên thị trường
- Giảm phụ thuộc vào nhà nước khi mở rộng sản xuất
Những tồn đọng, hạn chế
- Việc cổ phần hóa và thoái vốn tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước đều tương đối chậm, tỷ lệ đạt theo kế hoạch thấp so với kế hoạch.
- Hệ thống pháp lý cho các doanh nghiệp trong và sau quá trình chưa được hoàn thiện còn nhiều hạn chế và ràng buộc nhiều điều kiện.
- Cổ phần chào bán ra công chúng thấp, Nhà nước nắm quyền kiểm soát lớn nên các nhà đầu tư cũng còn nhiều e ngại.
- Tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa chưa rõ ràng, chưa có quy định cụ thể về bên nào xác định tiêu chí này.
- Nhận thức, vai trò của ban lãnh đạo, người đứng đầu doanh nghiệp chưa cao, việc đổi mới hoạt động chưa quyết liệt, chưa thực sự bảo đảm theo nguyên tắc thị trường, chống lại “lợi ích nhóm”.
- Nhiều doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa hoạt động không hiệu quả, thua lỗ. Tình trạng này cũng không được cải thiện sau khi cổ phần hóa.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được coi là nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đang còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ nhà nước. Vì vậy, cần có sự thay đổi để thích hợp với xu thế của thị trường hiện nay. Tuy rằng vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn phải đối diện trong quá trình cổ phần hóa nhưng có thể vượt qua để mang đến thành công trong việc.
Nếu còn những thắc mắc liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì hãy liên hệ tổng đài pháp luật 19006518 để được luật sư tư vấn trực tiếp.
- Những số điện thoại không nên nghe mới nhất 2023 - 28/11/2023
- Bị người khác sử dụng hình ảnh để lừa đảo phải làm gì? - 14/11/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 05/11/2023