Quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần 2021 

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 29-01-2021 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 469 Lượt xem

Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần được tổ như thế nào thì nhiều người vẫn chưa nắm rõ. Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ cấu công ty cổ phần.

Quảng cáo

Khái niệm cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần

Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần được hiểu một cách đơn giản là tổng hợp các bộ phận khác nhau của công ty cổ phần có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá và có những quyền hạn, trách nhiệm nhất định và được bố trí theo các cấp, các khâu khác nhau nhằm bảo đảm thực hiện những chức năng quản trị và phục vụ những mục đích chung đã xác định của công ty cổ phần.

Cơ cấu tổ chức quản trị của công ty cổ phần là một hình thức phân công lao động trong lĩnh vực quản trị có tác động đến quá trình hoạt động của hệ thống quản trị của công ty cổ phần.

Đặc điểm của công ty cổ phần

Theo quy định tại Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2013 thì Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

  • Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau hay còn gọi là cổ phần.
  • Cổ đông của Công ty cổ phần có thể là tổ chức hoặc là cá nhân;
  • Số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần là 03 và không có sự hạn chế số lượng tối đa;

Các cổ đông của công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp. Các cổ đông có quyền được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác nhưng trong một số trường hợp pháp luật doanh nghiệp có quy định cụ thể về điều kiện chuyển nhượng và một số trường hợp bị cấm chuyển nhượng;

Mô hình cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

Theo quy định pháp luật hiện hành thì ngoại trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác đối với cơ cấu tổ chức CTCP thì CTCP có quyền lựa chọn mô hình tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong 2 mô hình sau đây:

  • Mô hình 1: Mô hình tổ chức của công ty cổ phần có sự tham gia của Ban kiểm soát. Được quy định tại điểm a, khoản 1 của Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014 thì mô hình này bao gồm các bộ phận sau:
    • Đại hội đồng cổ đông;
    • Hội đồng quản trị;
    • Ban kiểm soát;
    • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
    • Công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông này là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty cổ phần thì sẽ không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
  • Mô hình 2: Mô hình tổ chức của công ty cổ phần có sự tham gia của Ban kiểm toán nội bộ và các thành viên độc lập. Quy định tại điểm b, khoản 1 của Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014 thì mô hình công ty cổ phần này bao gồm các bộ phận sau:
    • Đại hội đồng cổ đông;
    • Hội đồng quản trị:
      • Thành viên điều hành.
      • Thành viên độc lập.
      • Ban kiểm toán nội bộ và cơ quan này trực thuộc hội đồng quản trị.
    • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần

Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần

Khái niệm

Theo quy định tại Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Đại hội đồng cổ đông là cơ quan bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và đây chính là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần.

Quyền và nghĩa vụ

Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Thông qua định hướng phát triển của công ty cổ phần.
  • Quyết định các loại cổ phần, tổng số cổ phần của từng loại và được quyền chào bán cổ phần. Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần cũng có quyền quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần.
  • Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần có quyền bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
  • Có quyền quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản đã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của CTCP nếu Điều lệ của công ty cổ phần không có quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác.
  • Có quyền quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty cổ phần
  • Có quyền thông qua báo cáo tài chính hằng năm.
  • Có quyền quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ đã bán của mỗi loại.
  • Có quyền xem xét, xử lý những vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty cổ phần và cổ đông công ty.
  • Có quyền quyết định tổ chức lại, giải thể công ty cổ phần.
  • Một số quyền và nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định.

Các vấn đề thuộc chức năng của Đại hội đồng cổ đông khi được thông qua tại cuộc họp thường niên bao gồm:

  • Kế hoạch kinh doanh hàng năm trong công ty.
  • Báo cáo tài chính hàng năm trong công ty.
  • Báo cáo của Hội đồng quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, của Ban kiểm soát.
  • Tỷ lệ cổ tức đối với từng loại cổ phần.
  • Những nội dung khác thuộc phạm vi, chức năng của Đại hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị của công ty cổ phần

Khái niệm

Hội đồng quản trị của công ty cổ phần là cơ quan quyền lực mang tính hạt nhân trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty cổ phần, có quyền nhân danh công ty cổ phần để quyết định và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công ty nếu không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Tiêu chuẩn đối với các thành viên Hội đồng quản trị:

  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc các trường hợp không được quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp và các luật khác
  • Có trình độ, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
  • Thành viên Hội đồng quản trị của công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác

Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ, chồng/ cha, mẹ đẻ/ cha, mẹ nuôi/ anh, chị, em ruột/ con đẻ, con nuôi/ chị, em dâu/anh, em rể của Giám đốc/Tổng giám đốc/Người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý hoặc người có thẩm quyền quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ.

Các trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị:

  • Không đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định;
  • Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
  • Có đơn từ chức;
  • Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

Quyền và nghĩa vụ

Hội đồng quản trị của CTCP có các quyền:

  • Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị;
  • Bổ nhiệm và miễn nhiệm, ký, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc/ Tổng giám đốc và những người quản lý quan trọng trong công ty;
  • Quyết định về giá bán cổ phiếu và trái phiếu của CTCP;
  • Thực hiện việc giám sát và chỉ đạo Giám đốc/ Tổng giám đốc và những người quản lý khác trong việc điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của CTCP;
  • Trình các báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên ĐHĐCĐ;…

Chủ tịch Hội đồng quản trị của CTCP sẽ do do Hội đồng quản trị bầu và có thể kiêm chức vụ Giám đốc/ Tổng giám đốc công ty.

Chủ tịch HĐQT là chủ tọa cuộc họp ĐHĐCĐ và cuộc họp Hội đồng quản trị. Trừ trường hợp Điều lệ có quy định khác thì Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Quảng cáo

Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên độc lập Hội đồng quản trị không quá năm năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ là không hạn chế. Số lượng và thời hạn cụ thể của nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú tại Việt Nam do Điều lệ công ty quy định.

Trường hợp tất cả các thành viên Hội đồng quản trị kết thúc nhiệm kỳ thì các thành viên đó tiếp tục là thành viên HĐQT cho đến khi bầu được thành viên mới thay thế và tiếp quản công việc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty cổ phần

Khái niệm

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty cổ phần được hiểu người điều hành các công việc kinh doanh hằng ngày của công ty cổ phần chịu sự giám sát của hội đồng quản trị cũng như chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì Hội đồng quản trị được quyền bổ nhiệm một thành viên trong HĐQT hoặc thuê người khác giữ chức vụ Giám đốc/Tổng giám đốc trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần. Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng có thể kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Nhiệm kỳ của chức vụ này sẽ là 05 năm và tương tự thành viên của Hội đồng quản trị và có thể được bổ nhiệm lại nhiều lần không bị hạn chế về số nhiệm kỳ.

Các tiêu chuẩn, điều kiện làm Giám đốc/Tổng giám đốc của công ty cổ phần như sau:

  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc các trường hợp không được quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp và các luật khác
  • Là cá nhân sở hữu ít nhất là 10% vốn điều lệ của công ty cổ phần;
  • Người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế về quản trị kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty hoặc các tiêu chuẩn, điều kiện khác được quy định tại Điều lệ công ty.

Đối với công ty con của công ty có vốn cổ phần hoặc cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Giám đốc/ Tổng giám đốc không được vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

Quyền và nghĩa vụ

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty cổ phần là người điều hành các công việc kinh doanh hằng ngày của công ty cổ phần.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì trong trường hợp công ty cổ phần chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc công ty cổ phần sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty cổ phần do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc thuê thông qua hợp đồng lao động;

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần không quá 05 năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ là không hạn chế. Giám đốc/Tổng giám đốc công ty cổ phần sẽ chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Ban kiểm soát của công ty cổ phần

Khái niệm

Ban kiểm soát công ty cổ phần là cơ quan chịu trách nhiệm thường xuyên giám sát mọi hoạt động của hội đồng quản trị và các chức danh lãnh đạo khác của công ty cổ phần. Ban kiểm soát công ty cổ phần sẽ do Đại hội đồng cổ đông bầu ra với số lượng từ 03 đến 05 thành viên và trong đó phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.

Trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần ban kiểm soát thường sẽ bao gồm:

  • Trưởng ban Kiểm soát (Người đứng đầu)
  • Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách
  • Thành viên Ban kiểm soát không chuyên trách.

Các tiêu chuẩn và điều kiện trở thành thành viên ban kiểm soát:

  • Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
  • Không được là vợ hoặc chồng/cha đẻ/cha nuôi/mẹ đẻ/mẹ nuôi/con đẻ/con nuôi/ anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc/ người quản lý khác.
  • Không được đảm nhiệm bất kỳ chức vụ quản lý nào trong công ty.
  • Không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty.

Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với thành viên Ban kiểm soát công ty cổ phần. Các thành viên Ban kiểm soát công ty cổ phần bị miễn nhiệm, cách chức trong các trường hợp sau: Không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát công ty cổ phần theo quy định nêu trên; Không thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình trong sáu tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng; Có đơn xin nghỉ việc; Những trường hợp khác do Điều lệ công ty cổ phần quy định.

Quyền và nghĩa vụ

Ban kiểm soát công ty cổ phần thực hiện những công việc:

  • Giám sát các hoạt động của hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong công tác quản lý và điều hành công ty cổ phần.
  • Được quyền tiếp cận các thông tin liên quan đến hoạt động của hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Có trách nhiệm lập những báo cáo thẩm định để trình Đại hội đồng cổ đông.
  • Đề xuất những biện pháp, các giải pháp khắc phục và cải tiến để hoạt động quản lý cũng như điều hành công ty cổ phần để đạt được hiệu quả cao nhất…

Trên đây là những tư vấn của chúng tối về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần. Nếu có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu thành lập công ty liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp nhé.

  • CÔNG TY LUẬT TNHH HÙNG SƠN VÀ CỘNG SỰ
  • VP Hà Nội: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • VP HCM: Tầng 4, 26 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
  • Website: luathungson.vn – luathungson.com
  • Email: info@luathungson.com
  • Hotline: 0964509555 / 19006518
5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn