Phân biệt như thế nào giữa cầm cố và thế chấp?

Trong hoạt động giao dịch dân sự hiện nay, một trong những vấn đề được quan tâm và thường xuyên diễn ra đó là hoạt động cầm cố hay thế chấp. Rất nhiều bạn đọc vì không nắm vững các quy định pháp luật liên quan mà có sự nhầm lẫn giữa thế chấp và cầm cố, từ đó không đảm bảo được các quyền lợi chính đáng của mình. Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin quan trọng dưới đây nhằm giải đáp sự khác biệt giữa hoạt động cầm cố và thế chấp.

Quảng cáo

1. Điểm giống nhau giữa cầm cố và thế chấp

Căn cứ theo Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cầm cố tài sản chính là việc mà một bên (được gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (được gọi là bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Căn cứ theo Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thế chấp tài sản chính là việc mà một bên (được gọi là bên thế chấp) dùng tài sản mà thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và không giao ra tài sản cho bên kia (được gọi là bên nhận thế chấp).

* Những điểm giống nhau giữa cầm cố và thế chấp:

– Cả hai biện pháp đều phải được lập thành văn bản, đây là hợp đồng phụ của hợp đồng chính.

– Đều là các biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ dân sự.

– Đối tượng của các biện pháp bảo đảm trên là tài sản của bên thế chấp hoặc là cầm cố được phép giao dịch và bảo đảm có giá trị thanh toán cao.

– Bên cầm cố hay bên thế chấp phải có nghĩa vụ báo cáo đến cho bên nhận cầm cố hay bên thế chấp về những quyền của người thứ 3 đối với tài sản được mang ra giao dịch ấy.

– Bên cầm cố hay bên thế chấp có quyền được bán hoặc là thay thế tài sản đã được mang ra giao dịch trong một số trường hợp nhất định.

cầm cố và thế chấp

2. Sự khác biệt giữa cầm cố và thế chấp

* Về bản chất:

– Cầm cố tài sản là hình thức bắt buộc phải có sự chuyển giao tài sản (tức là phải chuyển giao dưới dạng vật chất).

– Thế chấp tài sản là hình thức mà không có sự chuyển giao tài sản, chỉ chuyển giao các giấy tờ chứng minh cho tình trạng pháp lý của tài sản (tức là chuyển giao về mặt giấy tờ).

* Về đối tượng cầm cố và thế chấp:

– Cầm cố tài sản hầu hết đều là động sản hoặc là giấy tờ có giá như là cổ phiếu, trái phiếu… Tài sản được đem đi cầm cố phải là tài sản hiện tại, có thể định đoạt, có thể cầm nắm hay sử dụng…

– Thế chấp tài sản hầu hết đều là bất động sản, động sản, các tài sản được hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuế và tính cả lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản ấy…

Về thời điểm có hiệu lực của biện pháp bảo đảm:

Quảng cáo

– Hợp đồng cầm cố tài sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp mà có sự thỏa thuận hoặc là pháp luật có quy định khác trên. Ngoài ra, hợp đồng cầm cố tài sản cũng có thể có hiệu lực kể từ khi bên cầm cố chuyển giao tài sản đến cho bên nhận cầm cố.

– Hợp đồng thế chấp tài sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp mà có sự thỏa thuận hoặc là pháp luật có quy định khác trên. Ngoài ra, khi bên thế chấp tài sản chuyển giao những giấy tờ chứng minh cho tình trạng pháp lý của tài sản đến cho bên nhận thế chấp.

* Về hình thức của hợp đồng:

– Hợp đồng cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản nhưng không cần phải công chứng hay chứng thực.

– Hợp đồng thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản nhưng phải thực hiện công chứng hay chứng thực trong một số trường hợp pháp luật bắt buộc.

* Về đăng ký giao dịch bảo đảm:

– Các loại cầm cố không cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp cầm cố tàu biển, tàu bay thì phải thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.

– Hầu hết những loại thế chấp tài sản hiện nay đều phải đăng ký giao dịch bảo đảm.

Về quyền và cả nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm tài sản:

– Bên nhận cầm cố tài sản sẽ được hưởng hoa lợi hay lợi tức đến từ tài sản cầm cố. Đồng thời, bên nhận cầm cố phải có trách nhiệm bảo quản tài sản cho bên cầm cố.

– Bên nhận thế chấp tài sản sẽ không được hưởng hoa lợi hay lợi tức đến từ tài sản thế chấp. Tuy nhiên, bên nhận thế chấp tài sản không có trách nhiệm phải bảo quản tài sản cho bên thế chấp, nhưng có thể phải chịu các rủi ro có thể xảy ra về giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

* Rủi ro giữa cầm cố và thế chấp:

– Cầm cố tài sản sẽ có rủi ro thấp hơn cho bên nhận cầm cố vì họ đã nắm giữ được tài sản của bên cầm cố. Nếu như bên cầm cố vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên nhận cầm cố tài sản có quyền được bán tài sản ấy.

– Thế chấp tài sản sẽ có rủi ro cao hơn cho bên nhận thế chấp vì họ không trực tiếp nắm giữ được tài sản của bên thế chấp.

Trên đây là các quy định pháp luật xoay quanh sự giống và khác nhau giữa cầm cố và thế chấp. Hy vọng bạn đọc có thể hiểu để đảm bảo được quyền lợi của mình trong những trường hợp cần thiết. Ngoài ra, nếu có còn thắc mắc thêm về vấn đề này hoặc là có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn