Kính gửi Chuyên mục tư vấn Luật của Hùng Sơn!
Công ty chúng tôi đã thiết kế xong logo và đang có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm của mình.
Nhưng tôi lại không biết liệu có khả năng đăng ký logo này được không? Vậy em muốn tra cứu nhãn hiệu logo này thì phải làm như thế nào? Thủ tục đăng ký ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư Hùng Sơn về trường hợp này?
Luật sư tư vấn
Tra cứu nhãn hiệu là một vấn đề chuyên sâu của các xét nghiệm viên thuộc bộ phận nhãn hiệu trực thuộc Cục sở hữu trí tuệ.
Trước năm 2009, Cục sở hữu trí tuệ có cung ứng dịch vụ tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhưng do nhu cầu của người dân quá lớn nên Cục SHTT tạm ngừng thực hiện thủ tục này trên thực tiễn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho Luật Hùng Sơn, với trường hợp của bạn chúng tôi xin được giải đáp và đưa ra một số hướng dẫn cụ thể để bạn có thể tra cứu cơ bản về khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của công ty.
1. Tiến hành tra cứu cơ bản
Tất cả các nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc bị từ chối đều được công bố tại website thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ có địa chỉ: https://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Tại đây quý khách có thể nhập thông tin cơ bản như tên nhãn hiệu, ví dụ cụ thể như: HUNG SON, FLC GROUP, FPT, Vinaconex … để tra cứu.
Công cụ này tỏ ra khá hữu ích trong việc tra cứu các ý tưởng xem có thể trùng lặp được hay không. Với những người có kinh nghiệm, có kiến thức về sở hữu trí tuệ thì công cụ này có thể đưa đến khoảng 60% độ chính xác cần thiết.
Còn đối với khách hàng đây là một công cụ để có thể kiểm tra ý tưởng của mình có trùng lặp không ? hoặc để theo dõi tiến độ bảo hộ nhãn hiệu của mình tại Cục sở hữu trí tuệ.
Khi click vào số đơn ta có thể xem đơn vị nào đang sở hữu các nhãn hiệu trên:
2. Tiến hành tra cứu nâng cao
Đối với những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cao, khó phân biệt thì công cụ trên gần như trở nên vô nghĩa.
Khi đó, Bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia. Mẫu nhãn hiệu của bạn nên gửi cho các Công ty Luật hoặc các đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ để họ có thể tra cứu.
Thông thường các đơn vị này thường thiết lập một “kênh tra cứu riêng” với cục sở hữu trí tuệ, Khả năng đảm bảo độ chính xác có thể lên đến 95%. 5 % còn lại là các yếu tố rủi ro, tranh chấp bởi những quan điểm hoặc góc nhìn trái chiều về việc đăng ký nhãn hiệu.
Nếu bạn quan tâm có thể gửi thông tin về: CÔNG TY LUẬT TNHH HÙNG SƠN
Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 0969.329.922
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: info@luathungson.vn
Luật Hùng Sơn luôn sẵn sàng tra cứu và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng hàng.
Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu, logo tại công ty Luật Hùng Sơn
- Khi bạn đã có logo, tên nhãn hiệu mà bạn muốn tra cứu thì đến với Luật Hùng Sơn, điều đầu tiên bạn sẽ được các Luật sư chuyên gia đầu ngành tư vấn cho bạn về các nhóm, lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu, giúp bạn tra cứu và phân tích ra các yếu tố nào được bảo hộ, yếu tố nào không được bảo hộ. Và điều quan trọng nhất là tư vấn giúp bạn khả năng bị trùng, tương tự có thể bị dẫn đến khả năng bị từ chối của nhãn hiệu ra làm sao….
- Bước tiếp theo là giúp bạn chuẩn bị hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu gồm: Lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, bản sao chụp mẫu nhãn hiệu, soạn công văn tiến hành làm nhanh nếu cần thiết, giấy ủy quyền, và các loại giấy tờ khác có liên quan.
- Sau khi hàn thiện hết các hồ sơ, thủ tục thì sẽ được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ. Thủ tục đăng bảo hộ ký nhãn hiệu có thể sẽ mất khoảng từ 12 – 13 tháng cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu đăng ký, từ đó sẽ đưa ra quyết định chấp nhận bảo hộ hay từ chối bảo hộ
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về tình huống của bạn, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình tra cứu cũng như đăng ký nhãn hiệu, logo công ty. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần chúng tôi hỗ trợ gì có thể liên hệ trực tiếp qua tổng đài 1900.6518 để gặp luật sư tư vấn.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cập nhật mới nhất - 25/05/2023
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm mới nhất - 24/05/2023