Hướng dẫn chi tiết các trường hợp đăng ký hộ tịch

Vấn đề đăng ký hộ tịch được nhiều người quan tâm. Các trường hợp đăng ký hộ tịch chưa nắm rõ các quy trình và thủ tục cần được làm rõ. Nhiều người không biết khi đi làm giấy khai sinh cho con, đi đăng ký kết hôn… cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Cơ quan nào có thẩm quyền để đăng ký? Luật Hùng Sơn xin hướng dẫn chi tiết các trường hợp đăng ký hộ tịch chi tiết qua chia sẻ dưới đây.

Quảng cáo

I. Định nghĩa hộ tịch là gì?

Căn cứ theo điều 2, Luật Hộ tịch 2014 có thể hiểu rằng Hộ tịch là những thông tin liên quan đến sự kiện như: khai sinh, đăng ký kết hôn, nhận giám hộ, nhận cha – mẹ – con, cải chính bổ sung thông tin hộ tịch, khai tử…

Đăng ký hộ tịch là việc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc ghi vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước quản lý về dân cư.

đăng ký hộ tịch

II. Trình tự thủ tục cho các trường hợp đăng ký hộ tịch cụ thể

Do yêu cầu đăng ký hộ tịch khác nhau sẽ cần trình tự, thủ tục khác nhau để xử lý. Luật hộ tịch 2014 đã quy định chi tiết và quản lý nghiêm ngặt. Dưới đây là những trường hợp đăng ký hộ tịch cụ thể được quy định:

1. Trình tự thủ tục đăng ký khai sinh như thế nào?

Cơ sở pháp lý đăng ký khai sinh dựa trên căn cứ vào Điều 13,14,15 và Điều 35, 36 của Luật hộ tịch 2014. Thông tư 15/2015/TT-BTP cùng nghị định 123/2015/NĐ-CP về hướng dẫn Luật hộ tịch.

Thời hạn đăng ký khai sinh – trong vòng 60 ngày kể từ ngày con sinh ra cha, mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp cha mẹ không đi đăng ký được thì ông bà hoặc người thân, cá nhân, tổ chức đang nuôi trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ.

Thủ tục đăng ký khai sinh trong hộ tịch:

  • Nộp giấy tờ theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  • Trường hợp không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng.
  • Trẻ em bị bỏ rơi thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
  • Ngay sau khi xem xét các giấy tờ pháp lý đầy đủ cán bộ tư pháp sẽ cấp giấy khai sinh.

Thẩm quyền đăng ký khai sinh:

  • Đăng ký tại UBND phường, xã, thị trấn nơi cư trú của cha hoặc mẹ.
  • Trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là người không có quốc tịch hoặc quốc tịch nước ngoài phải đăng ký tại UBND cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ.

2. Quy định về đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì? Trình tự thủ tục như thế nào?

Cơ sở pháp lý căn cứ vào Điều 17,18 và Điều 37, 38 của Luật hộ tịch 2014, hướng dẫn trong thông tư 15/2015/TT-BTP và nghị định 123/2015/NĐ-CP Luật hộ tịch.

Thủ tục đăng ký kết hôn trong hộ tịch:

  • Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký theo mẫu của cơ quan đăng ký hộ tịch và cả hai cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
  • Nộp chứng minh nhân dân, hộ chiếu thẻ căn cước hoặc giấy tờ tùy thân khác cho cơ quan đăng ký hộ tịch để đối chiếu.
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp (còn trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày cấp).
  • Đối với trường hợp ly hôn thì phải nộp thêm quyết định ly hôn của Tòa án.
  • Đối với trường hợp vợ hoặc chồng trước đây đã chết thì phải nộp bản sao giấy chứng tử.
  • Trường hợp vợ hoặc chồng là người nước ngoài thì phải có giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn:

  • Đến UBND phường, xã, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên nam nữ để đăng ký. Ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận đủ hồ sơ và nhận thấy đủ điều kiện kết hôn, sẽ vào sổ Hộ tịch và Chủ Tịch UBND sẽ trao giấy kết hôn cho hai bên nam, nữ
  • Trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài do UBND cấp huyện nơi công dân Việt Nam cư trú, hoặc UBND huyện nơi cư trú của người nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy công chức làm công tác hộ tịch xem xét đủ điều kiện kết hôn thì phòng tư pháp báo cáo chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

3. Thủ tục đăng ký giám hộ cần thủ tục gì? Và thẩm quyền đăng ký?

Các quy định về thủ tục đăng ký giám hộ trong hộ tịch căn cứ vào điều 19, 20, 21, 22, 23 và 39, 40, 41, 42 của Luật hộ tịch 2014 kết hợp thông tư 15/2015/TT-BTP và nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch.

Quảng cáo

Thủ tục đăng ký giám hộ:

  • Tờ khai giám hộ theo mẫu quy định.
  • Giấy tờ chứng minh người giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ Luật Dân Sự.
  • Văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ Luật Dân sự trong trường hợp đăng ký giám hộ được cử.
  • Trường hợp ủy quyền giám hộ phải có văn bản ủy quyền. Nếu người được uỷ quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không cần công chứng, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mới quan hệ với người ủy quyền.

Thẩm quyền đăng ký giám hộ:

  • Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ. Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ , cán bộ tư pháp sẽ trả kết quả.
  • Đối với trường hợp đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền thuộc về UBND cấp huyện nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cán bộ tư pháp sẽ trả kết quả.

4. Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

Nhiều khách hàng của Luật Hùng Sơn gửi câu hỏi thắc mắc về việc bổ sung tên mẹ vào giấy khai sinh của con. Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con chi tiết trong đăng ký hộ tịch.

Cơ sở pháp lý dựa trên điều 24, 25, 43 và 44 của Luật hộ tịch 2014, thông tư 15/2015/TT-BTP và nghị định 123/2015/NĐ-CP về hướng dẫn Luật hộ tịch.

Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con:

  • Người yêu cầu nhận cha, mẹ, con phải nộp tờ khai theo mẫu quy định.
  • Nộp chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  • Trường hợp là người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị để chứng minh về nhân thân.

Thẩm quyền đăng ký cha, mẹ, con:

  • UBND cấp xã nơi nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. UBND xã sẽ trả kết quả trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
  • Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con thuộc về UBND cấp huyện. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cán bộ hộ tịch sẽ trả kết quả

5. Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc cần thủ tục gì?

Cơ sở pháp lý căn cứ vào điều 26, 27, 28, 29, 45 và Điều 47 của Luật Hộ tịch 2014, thông tư 15/2015/TT-BTP và nghị định 123/2015/NĐ-CP về hướng dẫn Luật hộ tịch.

Thủ tục về việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc gồm: tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

  • UBND cấp xã nơi đăng ký hộ tịch trước đây, hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
  • Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện nơi đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cơ quan sẽ trả kết quả.

6. Vấn đề khai tử cần những thủ tục pháp lý gì? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? 

Cơ sở pháp lý căn cứ vào Điều 32,33,34 và Điều 52, thông tư 15/2015/TT-BTP và nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch.

Thủ tục khai tử:

  • Nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  • Sổ hộ khẩu gia đình có ghi tên người chết.
  • Giấy chứng minh nhân dân của người đi khai tử.

Thẩm quyền đăng ký khai tử:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
  • Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì do UBND cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam. 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký hộ tịch cho các trường hợp cụ thể thường gặp. Nếu còn vướng mắc, hoặc vấn đề pháp lý khác chưa rõ, các bạn vui lòng liên hệ Luật Hùng Sơn để được tư vấn chi tiết nhé.

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn