Bị từ chối cấp lý lịch tư pháp thì làm như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi muốn xin giấy lý lịch tư pháp, đặc biệt là những người đi lao động nước ngoài. Toàn bộ những vấn đề mà mọi người quan tâm đến việc từ chối cấp lý lịch tư pháp sẽ được chúng tôi tóm gọn qua câu hỏi dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi!
Câu hỏi: Tôi muốn làm lý lịch tư pháp để đi lao động nước ngoài nhưng đến sở tư pháp để xin cấp thì được biết ở đó không cấp tư pháp cho lao động nước ngoài. Vậy xin hỏi, tôi thì phải đến đâu để xin cấp lý lịch tư pháp?
1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ vào Điều 49, Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 của Quốc hội có quy định về việc từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp. Cụ thể như sau:
Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có quyền từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
1. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền;
2. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 7 và khoản 3 Điều 45 của Luật này;
3. Giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.
Trường hợp từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Cơ sở pháp lý của việc từ chối cấp lý lịch tư pháp quy định tại Điều 49 Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12
2. Luật sư tư vấn trả lời
Theo quy định tại Điều 44, Luật lý lịch tư pháp 2009 về thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp, cụ thể như sau:
1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Dựa vào quy định trên, cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp chính là Sở tư pháp thành phố nơi bạn đang sinh sống. Bởi trường hợp của bạn là công dân Việt Nam và có hộ khẩu thường trú. Vì vậy, nếu bạn thực hiện đúng quy định về trình tự thủ tục mà Sở tư pháp vẫn từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp hãy khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định sau:
Điều 52. Quyền khiếu nại
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có quyền khiếu nại trong các trường hợp sau đây:
a) Có căn cứ cho rằng việc từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp là trái pháp luật hoặc việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp quá thời hạn quy định xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
b) Có căn cứ cho rằng Phiếu lý lịch tư pháp được cấp có nội dung không chính xác, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Thời hiệu khiếu nại lần đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này là 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo việc từ chối hoặc kể từ ngày hết thời hạn giải quyết yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc kể từ ngày nhận được Phiếu lý lịch tư pháp; trường hợp do trở ngại khách quan thì thời hiệu khiếu nại là 60 ngày.
Cư dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú có quyền khiếu nại khi không được cấp phiếu LLTP
Thời hạn khiếu nại lần 2 là 30 ngày, tính từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của đối tượng có thẩm quyền.
Điều 53. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
1. Giám đốc Sở Tư pháp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với hành vi của mình quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
2. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với hành vi của mình quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp không giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
4. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Thời hạn giải quyết khiếu nại là 30 ngày đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, kể từ khi nhận được khiếu nại.
Điều 54. Tố cáo
Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong quản lý lý lịch tư pháp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tố cáo.
Vừa rồi là những ý kiến tư vấn của Luật Hùng Sơn về câu hỏi: “Bị từ chối cấp lý lịch tư pháp thì làm như thế nào?” Đánh giá này dựa theo các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Nếu như có bất cứ điều gì chưa rõ ràng hoặc thắc mắc, các bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng!
- Thành lập trung tâm tư vấn du học như thế nào? - 22/02/2023
- Tìm hiểu FTA gồm những nước nào? - 22/02/2023
- Điều kiện và thủ tục mở lớp dạy thêm ở nhà theo quy định - 22/02/2023