Bảo hộ quyền tác giả người nước ngoài tại Việt Nam

Xin chào Luật Hùng Sơn, tôi có câu hỏi muốn nhờ tư vấn:

Quảng cáo

Tôi là người Mỹ, sang Việt Nam làm việc được 01 năm. Gần đây, tôi có viết một cuốn sách về món ăn ở Việt Nam. Tôi có thể bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam không?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn về cho Luật Hùng Sơn, chúng tôi xin tư vấn trường hợp của bạn như sau:

lightbulb Căn cứ pháp lý

  •  Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 (Luật sở hữu trí tuệ)

lightbulb Đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài

Trước hết chúng ta cần hiểu quyền tác giả là gì?

1. Khái niệm quyền tác giả

Theo quy định tại Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ

Quảng cáo

“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu” (Khoản 2 Điều 4)“ Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào” (Khoản 7 Điều 4)

 

2. Chủ thể được bảo hộ quyền tác giả

Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả gồm:

  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chủ sở hữu quyền tác giả có thể là:

  • Tác giả;
  • Các đồng tác giả;
  • Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả;
  • Người thừa kế;
  • Người được chuyển giao quyền;
  • Nhà nước

3. Loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Theo quy định tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ

“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;”

Theo đó, bạn thuộc trường hợp sau

  • Chủ thể: Là cá nhân nước ngoài (tác giả) trực tiếp viết ra quyển sách bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
  • Loại hình tác phẩm: Căn cứ Điểm a Khoản 1 điều 14 như trên thì cuốn sách của bạn sẽ được liệt kê vào trường hợp tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết.
  • Công bố tác phẩm: Nếu sách của bạn được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác.

Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể được bảo hộ quyền tác giả cho cuốn sách của mình tại Việt Nam.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn