Tất tần tật về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Đăng ký bản quyền tác giả đang trở thành việc quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Có thể nói, ở đâu tồn tại sự sáng tạo, ý tưởng mới thì ở đó quyền tác giả cần được bảo vệ và vì vậy thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả là cách để người chủ sở hữu và người liên quan xác lập quyền trên cơ sở pháp lý đối với tác phẩm của mình.

Quảng cáo

Mặc dù việc nộp đơn để cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ nhưng việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ tránh làm phát sinh những tranh chấp không đáng có liên quan đến quyền tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm.

lightbulb Quyền tác giả và các loại tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với một tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm, … do chính mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm sáng tạo đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuần là sự sao chép từ nguồn đã có sẵn.

Căn cứ vào Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:

  • Tác phẩm văn học,khoa học, sách giáo khoa hoặc giáo trình và tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói của người khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm sân khấu;
  • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra bằng phương pháp tương tự;
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ hay bản đồ, các bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
  • Tác phảm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

lightbulb Tại sao cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả?

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả là việc làm cần thiết để đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại những hành vi sử dụng trái phép tác phẩm của mình như : sao chép, lạm dụng tác phẩm đó.

Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi tác giả phải có sự lao động trí óc, trí tuệ, và tốn rất nhiều thời gian, tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả chính là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người kết quả cả quá trình lao động trí óc.

Vì vậy thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả bằng cách trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng đó chính là phần thưởng xứng đáng nhất động viên tinh thần làm việc họ không ngừng sáng tạo.

Quảng cáo

Việc bảo hộ quyền tác giả sẽ góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy và khuyến khích các nỗ lực sáng tạo của mỗi cá nhân, tổ chức trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, làm phong phú thêm các thành tựu văn hoá, nghệ thuật và khoa học.

 

lightbulb Điều kiện để đăng ký bảo hộ tác phẩm

Tác phẩm thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả phải được thể hiện dưới hình thức tác phẩm viết. Và để được đăng ký bảo hộ thì tác phẩm phải đáp ứng các các điều kiện sau:

  • Tác phẩm phải được thể hiện trên một loại vật chất nhất định
  • Tác phẩm phải do chính tác giả trực tiếp sáng tạo ra, không sao chép, hoặc bắt chước tác phẩm khác
  • Chủ thể có tác phẩm được bảo hộ bao gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả

lightbulb Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
  • Tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc Bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan ( 02 bản sao);
  • Chứng minh nhân dân của tác giả, chủ sở hữu (02 bản sao);
  • Giấy ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục (trong trường hợp người nộp sơ là người được ủy quyền);
  • Tài liệu chứng minh quyền của người nộp đơn, trong trường hợp người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (trong trường hợp chủ sở hữu không phải là tác giả);
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có);
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, trong trường hợp quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
  • Các văn bản trên phải được trình bày bằng tiếng việt trong trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

lightbulb Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.
  • Bước 2: Nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền. Người nộp đơn có thể là chủ sở hữu, tác giả hoặc người được ủy quyền nộp một bộ hồ sơ đến Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại điện của Cục Bản quyền (Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu cư trú.
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp thì cơ quan quản lý nhà nước phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích về sở hữu trí tuệ giúp bạn biết được cần làm gì để thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả.

Nếu gặp bất cứ khó khăn nào trong về các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình đăng ký hoặc có nhu cầu ủy quyền đăng ký, bạn có thể nhờ sự tư vấn hỗ trợ từ một đơn vị chuyên môn đại diện bạn hoàn tất thủ tục này.

Luật Hùng Sơn sẽ là lựa chọn tốt nhất cho các bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên viên trình độ cao, nhanh nhẹn, nhiệt huyết, kiến thức bao quát nhiều lĩnh vực, đảm bảo hoàn tất việc đúng thời hạn cam kết với khách hàng.

Hãy gọi vào tổng đài 19006518 để được tư vấn tốt nhất.

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn